anti
Image
Last edited time
May 27, 2023 3:41 PM
Published At
January 27, 2022 7:32 AM (UTC)
Title
Phong trào anti-work: Khi người lao động mặc kệ cơm áo gạo tiền
Topic
Xu Hướng Cuộc Sống
What is it?
Anti-work, hay anti-work movement là phong trào tẩy chay công việc. Cũng như trào lưu “nằm thẳng” (lying flat) phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc, phong trào anti-work thu hút những người lao động bất mãn, qua việc phơi bày những tiêu cực mà xã hội đặt ra với họ.Các sự kiện nghỉ việc hàng loạt, cùng nhiều kết quả khảo sát không tốt về trải nghiệm công việc những năm gần đây chính là kết quả của sự gia tăng tâm lý anti-work. Theo khảo sát toàn cầu vừa được công bố vào ngày 25/01 của công ty bảo hiểm AXA, có đến 31% người lao động tại Trung Quốc đánh giá thời gian làm việc của mình là “tồi tệ”.
Why is it popular?
Trào lưu tẩy chay công việc trở nên phổ biến từ năm 2013, qua sự ra đời và phát triển của subreddit r/antiwork. Tính đến tháng 12/2021, subreddit này đã có hơn 1,4 triệu thành viên, được xác nhận là một trong 15 subreddits phát triển nhanh nhất.Đại dịch Covid-19 xảy ra càng khiến trào lưu tẩy chay công việc phổ biến hơn. Cùng với đó, việc nhiều tập đoàn lớn gia tăng các hành động phá hoại công đoàn cũng khiến tâm lý tẩy chay công việc tăng cao.Ngoài ra, cơ chế “tuần làm việc 4 ngày” cũng ngày càng được nhiều quốc gia cùng doanh nghiệp lớn thử nghiệm và ủng hộ. Tiêu biểu là UAE, New Zealand, Iceland và Thụy Điển. Các cuộc thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho thấy năng suất lao động có thể tăng từ 25% đến 40% khi thời gian làm việc giảm chỉ còn 4 ngày/tuần.Sự kiện Đại nghỉ việc (Great Resignation) tại Mỹ vào năm ngoái chính là một kết quả của phong trào anti-work. Theo đó, từ đầu năm 2021, hàng triệu người Mỹ đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc sau khi khi chính phủ Mỹ từ chối cung cấp các biện pháp bảo vệ người lao động để đối phó với đại dịch, khiến họ bị chậm lương trong khi chi phí sinh hoạt tăng cao.