Bailout
Image
Last edited time
May 27, 2023 3:42 PM
Published At
March 28, 2023 12:02 AM (UTC)
Title
Bailout: Những chiến dịch giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ
Topic
Tài Chính Cá Nhân
What is it?
Theo Investopedia, bailout - tức cứu trợ [tài chính] - là thuật ngữ chỉ việc một cá nhân, doanh nghiệp, hay tổ chức chính phủ cung cấp tiền và/hoặc các tài nguyên khác cho một công ty đang đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Điều này ngăn chặn hệ quả mà sự lụn bại của công ty ấy có thể gây ra, ví dụ như phá sản, cắt giảm nhân công hàng loạt, v.v.Thuật ngữ này thường xuất hiện trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, và quản lý doanh nghiệp với bối cảnh xoay quanh sự đi xuống của một hay nhiều doanh nghiệp. Một thuật ngữ tương tự với bailout là capital injection, tức bơm vốn.
Why is it popular?
Bailout là phương thức phù hợp để cứu rỗi những cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các thể chế tài chính, trước khi mọi thứ đổ bể. Đây là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn và chính phủ các nước, và đã được áp dụng nhiều lần trong những cuộc suy thoái từ lớn tới nhỏ.Một ví dụ điển hình về khả năng và độ hiệu quả của bailout là gói cứu trợ 700 tỉ USD mà Tổng thống Bush ký vào năm 2008 nhằm mua lại tài sản của các ngân hàng và đơn vị tài chính đang chuẩn bị phá sản do hệ quả của bong bóng chứng khoán và nhà đất.Sự kiện hai ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là Credit Suisse và UBS sáp nhập với nhau cách đây không lâu cũng là một ví dụ của bailout. Dù Bộ trưởng Tài chính nước này gọi sự kiện là một “giải pháp thương mại,” thì những hành động của chính phủ Thụy Sĩ nhằm hỗ trợ UBS mua lại ngân hàng đang kiệt quệ là Credit Suisse đều là những động thái điển hình của một cuộc bailout.Tuy nhiên ta cần lưu ý rằng không phải doanh nghiệp hay ngân hàng nào cũng xứng đáng và có thể được giải cứu. Sở dĩ Credit Suisse có được điều đó là bởi ngân hàng này quá lớn, tới mức sự sụp đổ của nó có thể đe dọa hệ thống tiền tệ của không chỉ Thụy Sĩ, không riêng gì châu Âu, mà là toàn cầu.Trong một số trường hợp đặc biệt, việc cứu trợ không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng với các quốc gia. Một ví dụ gần đây là việc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng ý viện trợ 3 tỉ USD cho Sri Lanka để quốc gia này trả nợ, tái cơ cấu nền kinh tế, và phục hồi sau một thời gian dài khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị.