Banking education
Image
Last edited time
May 27, 2023 3:41 PM
Published At
April 27, 2022 7:59 AM (UTC)
Title
Banking education - Không còn giáo dục một chiều, kiến thức lịch sử bớt khô khan
Topic
Xu Hướng Cuộc Sống
What is it?
Banking education là thuật ngữ ám chỉ lối dạy học truyền thống, cô đọc trò chép. Trong đó học sinh bị coi như những chiếc két rỗng cần phải lấp đầy bằng tri thức. Cách giáo dục này coi trọng vị thế của người dạy, và quá trình giáo dục là quá trình người học tiếp thu kiến thức từ người dạy mà không thắc mắc hay chất vấn xem kiến thức ấy có thể được hiểu khác đi hay không.Cách học văn kiểu đọc chép theo dàn ý có sẵn, hay cách học sử nặng về ghi nhớ sự kiện và thời điểm chính là những ví dụ tiêu biểu của banking education.
Why is it popular?
Sự phổ biến của banking education gắn liền với quan niệm rằng những người thành công về mặt tiền bạc, đạo đức, hay địa vị đều là những người nhiều kiến thức và ngược lại. Bên cạnh đó, sự thiếu kiến thức thường đi kèm với sự thấp kém và đói nghèo.Việc cho học sinh lựa chọn có học lịch sử hay không ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của banking education. Quan niệm bắt buộc học sinh học lịch sử, nếu không các em sẽ “mất gốc” bắt nguồn từ suy nghĩ rằng càng biết nhiều về lịch sử đất nước thì càng yêu nước, có đạo đức, và trân trọng văn hóa dân tộc.Cũng chính vì tính ổn định này mà phương pháp dạy và học sử nặng về việc ghi nhớ, học thuộc các tri thức có sẵn. Học sinh phải nhồi nhét những sự kiện, con số, và ý nghĩa lịch sử như những sự thực hiển nhiên. Tri thức vì thế trở nên tĩnh tại, khiến cho người học không có ham muốn tìm hiểu thêm những gì không được viết trong sách.Cách học thụ động này bào mòn khả năng đặt câu hỏi và phản biện của người học. Đây là hệ quả của một quá trình học thụ động theo hướng nhồi nhét sự kiện và thiếu tư duy phản biện. Người học vì thế cũng không đào sâu suy nghĩ về những tri thức được cung cấp.Một ví dụ minh họa cho hệ quả này là cách học lịch sử khắc họa triều nhà Nguyễn. Nhìn chung, học sinh cấp phổ thông được học rằng nhà Nguyễn là một thế lực lạc hậu, không chịu cải cách, và chỉ ôm lấy kho tàng Nho học khiến mất nước vào tay giặc.Tuy nhiên, học sinh không được biết rằng vua Tự Đức, vị vua nổi tiếng không quản nước mà chỉ làm thơ, từng ra lệnh cho in bốn cuốn “sách Tây” về bốn chủ đề mới với nền quốc học khi ấy là công pháp quốc tế, khoa học tự nhiên, định vị trên biển, và khai khoáng. Nhiều vua nhà Nguyễn khác cũng có những chính sách cải cách riêng.Có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này, tuy nhiên học sinh chỉ dừng kiến thức của mình tại định kiến mà mô hình banking education đã nhồi vào các em. Vì thế, các em chỉ biết một khi học một, bởi không có không gian và thời gian cho các em tìm hiểu từ một sang hai hay ba.Quan niệm về tính ổn định của tri thức cũng khiến cho cách dạy lịch sử trở nên nhàm chán, bởi nếu tri thức là ổn định thì đâu cần thêm sự trao đổi, chất vấn, hay sáng tạo? Thế nên ta có thể khẳng định rằng học sinh ghét môn sử không có nghĩa là ghét lịch sử, mà là ghét cách học theo kiểu banking education.