Search
Try Notion
🔑

Bóc term

Tổng hợp tất cả các Term từ các bài viết đến từ Vietcetera.
Các bạn có thể đọc thêm ở trang chủ của Vietcetera:
Cá nhân mình thấy khá hứng thú với việc đọc các bài post liên quan tới một số thuật ngữ (term) mà mình chưa biết đến.
Bóc term
Bóc term Card view
Filter
Sort
Keyword
Title
What is it?
Why is it popular?
Link Post
Topic
Published At
Last edited time
Image
Aesthetic là gì? Bạn thuộc phong cách aesthetic nào?
Trong bối cảnh hiện đại, aesthetic là phong cách thẩm mỹ đại diện cho một nhóm người có chung một sở thích và mối quan tâm. Có nhiều loại aesthetic khác nhau dựa trên những phong cách sáng tạo trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, nội thất hay phong cách sống.Từ khóa này thường xuất hiện trên những nền tảng mạnh về mặt hình ảnh như Instagram, Pinterest với dạng những moodboard (bảng cảm xúc). Về khía cạnh thời trang và phong cách sống thì nhiều bạn trẻ chọn YouTube hay TikTok để chia sẻ về aesthetic của bản thân.Bên cạnh đó, Aesthetic, hay Mỹ Học, còn là một nhánh của ngành triết học, nơi các triết gia bàn về tiêu chuẩn và nhận thức về cảm thụ cái đẹp.
Năm 2010, phong trào vaporwave đề cao tính thẩm mỹ của những năm 1980-1990, thể hiện qua phong cách thiết kế hình ảnh, âm nhạc,... đã đem từ aesthetic tới với giới trẻ. Ta dễ dàng bắt gặp từ này xuất hiện với các font chữ lạ:æsthetic (気ア域)𝓪𝓮𝓼𝓽𝓱𝓮𝓽𝓲𝓬𝒶𝑒𝓈𝓉𝒽𝑒𝓉𝒾𝒸Theo như Pinterest, từ năm 2018, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm tới chủ đề "aesthetic"khi 60% lượng tìm kiếm đều liên quan tới từ khóa này. Điều này dẫn đến sự ra đời của những thể loại aesthetic khác nhau nhằm giúp định hình danh tính của người dùng.Nếu ngày xưa Tumblr là nơi người dùng thể hiện bản thân và “flex" về cá tính của mình thì hiện nay TikTok và Instagram là nền tảng chia sẻ về aesthetic nổi trội. Một trong những nội dung nổi bật trên TikTok phải nhắc đến loại video “What aesthetic are you?” (Bạn là kiểu aesthetic nào?).Thời trang là một khía cạnh nơi giới trẻ thể hiện rõ nhất gu thẩm mỹ của cá nhân qua nhiều kiểu trang điểm, cách phối đồ khác nhau. Một trong số những xu hướng nổi trội phải kể đến e-girl, VSCO girl, art hoe,... Về mặt phong cách sống thì cottagecore, xu hướng sống hòa mình với thiên nhiên trở thành trào lưu trong mùa dịch.Aesthetic như một cách giới trẻ thể hiện tính cá nhân, sự tự nhận thức về cá tính và gu thẩm mỹ một cách tự do, thoát khỏi những công thức nhàm chán theo tiêu chuẩn xã hội. Nhất là trong thời đại khi sự dị biệt được đề cao trên mạng xã hội.Tác giả sách và nhà ngôn ngữ học Gretchen McCollough đã so sánh việc có một aesthetic riêng tương tự như việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên aesthetic tạo ra một sự ngầm hiểu về tính nghệ thuật, trong khi thương hiệu cá nhân lại mang cảm giác của quảng cáo.Điều này có thể giải thích cho việc tại sao lại có nhiều kiểu aesthetic đến nỗi có cả một trang wiki riêng để phân loại.Có rất nhiều influencers trẻ tại Việt Nam đã tạo được tiếng vang cả trong và ngoài nước khi thể hiện được aesthetic riêng của mình. Đơn cử là @naomiroestel, @oanhdaqueen với những phong cách thời trang nổi bật, mang đậm màu sắc cá nhân. Đây cũng là 2 cô gái thường xuyên xuất hiện trên Pinterest với hashtag #aethesticgirl.Instagram cũng là mảnh đất để giới trẻ thể hiện gu thẩm mỹ của mình qua những feed instagram được thiết kế kỳ công.Có thể thấy theo định nghĩa hiện đại của giới trẻ thì aesthetic đem lại cảm giác và cảm xúc gắn liền với hình ảnh thẩm mỹ. Điều này cũng gần định nghĩa của Aristotle khi ông nói rằng nghệ thuật cho ta cơ hội để cảm nhận những bậc cảm xúc mà ta chưa từng chạm tới.
Nghệ Thuật & Thiết Kế
May 29, 2021 9:11 AM (UTC)
May 27, 2023 3:43 PM
Aftercare - Bí quyết để tránh cuộc yêu “đầu voi đuôi chuột”
Aftercare là quá trình chăm sóc thể chất và tinh thần hậu trải nghiệm tình dục đồng thuận. Nó bao gồm những hành động như âu yếm, mát-xa, tắm chung, tâm sự hoặc xem phim giải trí cùng bạn tình. Mục đích chính là để đảm bảo bầu không khí vẫn an toàn và thoải mái đến phút chót.Khoái cảm thường là thước đo để đánh giá một cuộc làm tình. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2021, đời sống tình dục có mỹ mãn hay không còn phụ thuộc vào những vỗ về, nâng niu khi hạ màn. Điều này áp dụng cho mọi kiểu “đu đưa” từ sexting (ân ái qua tin nhắn), kink (tình dục dị thường) đến vanilla sex (tình dục thuần túy).
Chủ đề về aftercare trong tình dục vẫn được quan tâm đều đặn tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, theo số liệu trên Google Trends. WikiHow cũng “nhắc khéo” tới quá trình này qua nhiều mẹo để ứng xử ngọt ngào và tử tế hậu cuộc vui.Có 3 lý do chính khiến aftercare được chú ý và khuyến khích bởi nhiều chuyên gia tình dục:Cảm giác “trượt dốc không phanh”Làm tình cũng giống ngồi lên một chuyến tàu lượn. Càng gần tới đỉnh, cơ thể càng tiết ra nhiều chất gây hưng phấn như oxytocin, dopamine và serotonin. Nhưng chỉ ngắn ngủi sau đó, chuyến tàu bắt đầu xuống dốc và lao vào trạng thái hụt hẫng, trống trải.Cảm giác u sầu đến mức phát khóc còn được gọi là post-coital dysphoria (PCD) hay post-sex blues (nỗi buồn hậu quan hệ). Khảo sát về độ phổ biến của PCD, 41% nam giới cho biết bản thân đã từng trải qua trạng thái này ít nhất một lần trong đời, ngay cả khi họ đã đạt cực khoái. Vì thế, aftercare được cho là giải pháp giúp người chơi “đáp đất” mượt hơn.Đủ “dục” thiếu “tình”Tình dục là nơi ta thấy những gì trần trụi nhất ở nhau. Ta cởi mở và để lộ những điều thầm kín mà không dễ phơi ra bàn dân thiên hạ. Nhưng khi dứt thăng hoa, nỗi mặc cảm về màn thể hiện “hoang dã” có thể đến, đặc biệt là với người tham gia BDSM.Ở trạng thái “mềm yếu” nhất, một đối tác ân cần, chu đáo sẽ tạo thiện cảm hơn là một người ngoảnh mặt ra đi khi thỏa mãn. Chuyên gia tình dục Kristine D'Angelo cũng đồng tình rằng những trìu mến hậu kỳ sẽ thắt chặt mối quan hệ và khuyến khích giao tiếp cởi mở. Dù đó là tình một đêm hay hẹn hò lâu năm, những chia sẻ thành thật về điều gì được và chưa được sẽ đem lại trải nghiệm trọn vẹn cả về tình và dục.Cho nhau lý do để “hẹn gặp lại”!Người tham gia thường không có ý định gặp lại nếu trải nghiệm lần đầu không như ý. Đó có thể là cảm giác bị thiếu tôn trọng, “đem con bỏ chợ”. Điều này dựa trên lý thuyết “điều kiện hóa từ kết quả” (operant conditioning) trong tâm lý học. Hành vi sẽ tăng cường khi có một yếu tố khích lệ được thêm vào môi trường. Thứ khích lệ ở đây là cảm giác hài lòng và an tâm sau những lần “thử việc”.
Xu Hướng Cuộc Sống
August 11, 2022 3:47 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
AI hype cycle: Ứng dụng của AI trong doanh nghiệp có đang bị thổi phồng?
AI hype cycle, tạm dịch là chu kỳ cường điệu về AI, diễn tả một chu kỳ trong đó sự hứng thú và quan tâm của công chúng về công nghệ trí tuệ nhân tạo lên cao tới đỉnh điểm, rồi thất vọng bởi mọi thứ không “màu hồng” như họ tưởng
Từ sau khi ChatGPT được công bố rộng rãi, tiềm năng của AI được thổi phồng lên và tạo ra những làn sóng "thanh lọc" người lao động trong các công sở
Xu Hướng Kinh Doanh
June 6, 2023 7:49 AM (UTC)
July 16, 2023 12:23 AM
Alter ego - Bạn có bao nhiêu nhân cách?
Trong từ điển Cambridge, alter ego được định nghĩa là nét tính cách ít bộc lộ của một người, thường là đối nghịch với những gì thường thấy. Nhiều người đặt hẳn cho mình một cái tên khác khi muốn thể hiện nét tính cách này. Đôi khi họ còn tạo ra một nhân vật tưởng tượng hoặc một thực thể để đại diện cho nhân cách khác biệt đó. Chẳng hạn, album phòng thu thứ 8 “Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band” được xem là một “alter ego” của ban nhạc rock huyền thoại The Beatles. Họ tạo ra nó với mong muốn thử nghiệm tự do với âm nhạc, không bó buộc trong hình ảnh mà họ đã được yêu mến trước đó.Ngoài ra, alter ego cũng có thể mang ý nghĩa là một người bạn thân có suy nghĩ, thái độ, tính cách giống với chúng ta, tựa như một bản sao. Với 2 lớp nghĩa đó, alter ego có thể được hiểu chung là “một ‘tôi’ khác”.
Có thể nói những nhân vật có (nhiều) “alter ego” là hình tượng quen thuộc trong các sản phẩm nghệ thuật từ Tây sang Ta, đặc biệt là phim ảnh. Điển hình như Superman. Bên cạnh thân phận siêu anh hùng của mình, anh sống một cuộc đời khác dưới danh phận là Clark Kent, một cây bút chuyên nghiệp ngổ ngáo, lém lỉnh.Tuy nhiên, đôi khi việc cùng một người lại có những nét tính cách trái ngược nhau cũng được khắc họa tiêu cực như một bệnh lý, mà ta hay gọi là “bị” đa nhân cách.Điều khác biệt giữa một người mắc bệnh và một người “có bản ngã khác” là nhận thức của họ về sự tồn tại của các nhân cách và khả năng họ kiểm soát để một nhân cách nhất định xuất hiện. Dù không gọi tên các nhân cách của mình, nhưng có lẽ hầu hết chúng ta đều nhận thức được rằng trong bản thân mình đâu đó luôn có những bản ngã khác nhau. Chúng ta ứng xử khác khi gặp gỡ bạn bè thân, khi tới một sự kiện toàn người lạ, khi lên mạng, khi ở một mình. Trong cuốn The Rational Animal (2013), tác giả Doug Kenrick và Vladas Griskevicius lập luận rằng có 7 trạng thái mục tiêu liên quan đến quá trình tiến hoá đã khiến chúng ta hình thành các "tiểu bản thể" (sub-selves).Tự bảo vệ/tránh thương tíchTránh bệnh tậtTạo liên kết (xã hội)Tìm kiếm địa vị (xã hội)Tìm kiếm, thu hút bạn đời (tiềm năng)Giữ bạn đờiChăm sóc người thânCác mục tiêu này có thể xung đột với nhau, từ đó kích hoạt những nét tính cách đối lập trong chúng ta. Như vậy có thể nói, nếu không "gồng" và thể hiện hết tất cả các nét tính cách của mình, mỗi người đều hiện ra là những thực thể rất phức tạp.
Xu Hướng Cuộc Sống
November 4, 2021 4:45 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
An elephant in the room là gì? Vì sao bạn chọn 'ngó lơ' chuyện hệ trọng?
An elephant in the room /ən ˈel.ɪ.fənt ɪn ðə ruːm/ (thành ngữ) chỉ một vấn đề hệ trọng ngay trước mắt nhưng mọi người đều tránh nói về nó.Nghĩa đen của thành ngữ này là “con voi trong phòng”. Các cụm elephant in the corner hay white/pink elephant in the room cũng được dùng với nghĩa tương tự.
Không phải tự nhiên mà con người ‘ngó lơ’ một số vấn đề. Từ thời tiền sử, chúng ta đã có bản năng từ chối những việc khiến mình đau đớn, không thoải mái hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.Ở tất cả các nước, lũ là việc diễn ra mỗi năm. Tuy nhiên, việc ngăn chặn lũ vẫn không được nói đến vì liên quan trực tiếp đến việc xây các đập thủy điện, phá hủy rừng để góp phần phát triển nền kinh tế. Tính toán giữa kinh tế hay lối sống bền vững với thiên nhiên luôn là vấn đề nan giải. Biến đổi khí hậu chưa được giải quyết triệt để là vì để tiến hành, việc giảm thiểu tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên, một trong những thứ thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng nhiều nhất lại là stress. Bảo vệ môi trường hay giảm stress nhất thời? Thật khó chọn!Thêm vào đó, não bộ cũng có điểm mù. Chúng ta thường chỉ chọn giải quyết vấn đề trước mắt thay vì lo cho những việc dài hạn. Deadline còn 1 tuần nhưng đến ngày thứ 5 bạn vẫn thảnh thơi đi chơi, mỗi mùa lụt tới chúng ta thường chỉ quan tâm cứu trợ khẩn cấp mà chưa để ý đến những giải pháp bền vững là ví dụ điển hình cho việc này.Cũng như deadline, càng sợ hãi một điều gì đó, chúng ta càng phải chạm vào nó. Vì luôn sẽ đến ngày “con voi trong phòng” khiến chúng ta không thể ‘lơ’ được nữa. Nhưng lúc đó, sức phá hủy của nó sẽ thế nào? Tưởng tượng cảnh một con voi khi phá hủy ngôi nhà của bạn đi!
Xu Hướng Cuộc Sống
October 24, 2020 3:35 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Phong trào anti-work: Khi người lao động mặc kệ cơm áo gạo tiền
Anti-work, hay anti-work movement là phong trào tẩy chay công việc. Cũng như trào lưu “nằm thẳng” (lying flat) phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc, phong trào anti-work thu hút những người lao động bất mãn, qua việc phơi bày những tiêu cực mà xã hội đặt ra với họ.Các sự kiện nghỉ việc hàng loạt, cùng nhiều kết quả khảo sát không tốt về trải nghiệm công việc những năm gần đây chính là kết quả của sự gia tăng tâm lý anti-work. Theo khảo sát toàn cầu vừa được công bố vào ngày 25/01 của công ty bảo hiểm AXA, có đến 31% người lao động tại Trung Quốc đánh giá thời gian làm việc của mình là “tồi tệ”.
Trào lưu tẩy chay công việc trở nên phổ biến từ năm 2013, qua sự ra đời và phát triển của subreddit r/antiwork. Tính đến tháng 12/2021, subreddit này đã có hơn 1,4 triệu thành viên, được xác nhận là một trong 15 subreddits phát triển nhanh nhất.Đại dịch Covid-19 xảy ra càng khiến trào lưu tẩy chay công việc phổ biến hơn. Cùng với đó, việc nhiều tập đoàn lớn gia tăng các hành động phá hoại công đoàn cũng khiến tâm lý tẩy chay công việc tăng cao.Ngoài ra, cơ chế “tuần làm việc 4 ngày” cũng ngày càng được nhiều quốc gia cùng doanh nghiệp lớn thử nghiệm và ủng hộ. Tiêu biểu là UAE, New Zealand, Iceland và Thụy Điển. Các cuộc thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho thấy năng suất lao động có thể tăng từ 25% đến 40% khi thời gian làm việc giảm chỉ còn 4 ngày/tuần.Sự kiện Đại nghỉ việc (Great Resignation) tại Mỹ vào năm ngoái chính là một kết quả của phong trào anti-work. Theo đó, từ đầu năm 2021, hàng triệu người Mỹ đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc sau khi khi chính phủ Mỹ từ chối cung cấp các biện pháp bảo vệ người lao động để đối phó với đại dịch, khiến họ bị chậm lương trong khi chi phí sinh hoạt tăng cao.
Xu Hướng Cuộc Sống
January 27, 2022 7:32 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Asian fishing - Đâu là ranh giới giữa tôn trọng và chiếm dụng văn hóa?
Asian fishing ám chỉ việc một người không thuộc chủng tộc châu Á, nhưng lại cố gắng bắt chước những đặc điểm nhận dạng phổ biến của người châu Á thông qua trang điểm hoặc cách ăn mặc.Châu Á ở đây chủ yếu là khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản. Cho tới hiện nay Asian fishing vẫn đang là một chủ đề mới và đang được đóng góp cũng như bàn luận trên Internet.
Đầu tháng 12/2021, Ariana Grande bị tố là Asian fishing trong bộ hình mới. Cư dân mạng cho rằng, cô đang cố gắng bắt chước vẻ ngoài của một ngôi sao K-Pop.Có thể đội ngũ của ca sĩ này không hề cố tính tạo ra tranh cãi, tuy nhiên trong quá khứ Ariana Grande đã nhiều lần bị tố là blackfish. Có lẽ đây là lý do mà nhiều người cảm thấy không hài lòng về cách trang điểm và ăn mặc mới của cô.Luôn có nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề này. Tương tự như cách đây vài năm đó là xu hướng trang điểm fox eye, giúp làm tăng nét sắc sảo cho những cặp mặt hẹp và xếch.Xu hướng này được cho là quá nhạy cảm và đụng chạm tới người châu Á, khi nhiều người dùng băng keo để cố tính dán cho mắt xếch hơn. Thậm chí, nhiều ngôi sao mạng xã hội khi đăng hình đã dùng tay kéo hai mắt lên cao. Hành động này trùng hợp với cử chỉ đầy tính miệt thị và phân biệt người châu Á trong quá khứ.Trong quá khứ, mắt xếch và nhỏ của người châu Á bị đánh đồng với những tính như gian xảo hay thiếu trung thực. Những người nhập cư châu Á tại Mỹ đã và vẫn phải đang chịu nhiều định kiến, phân biệt chỉ vì những đặc điểm ngoại hình của họ.Bản thân một đường kẻ mắt, một xu hướng ăn mặc hay trang điểm không phải là Asian fishing, bởi mỗi người đều có quyền chọn cho mình một phong cách phù hợp với bản thân. Điều khiến dư luận phẫn nộ ở đây là thái độ vô tâm và thiếu tôn trọng của những người đã khoác lên mình xu hướng này.Xu hướng đến và đi, nhiều người sẽ dễ dàng thay đổi ngoại hình tùy theo ý họ muốn, nhưng những người gốc Á không thể "tẩy trang" vẻ bề ngoài của mình và xóa bỏ đi những định kiến mà họ phải chịu đựng.Tại các đất nước như Hàn Quốc, Trung Quốc các cuộc phẫu thuật mở rộng mí mắt cũng đắt khách khi mà tiêu chuẩn sắc đẹp Tây hóa tạo áp lực lên những người này.Truyền thông phương Tây đã xây dựng nên một tiêu chuẩn sắc đẹp khiến những người châu Á cảm thấy xấu hổ và muốn thay đổi vẻ ngoài của mình. Và bây giờ, những người này lại muốn bắt chước những nét đặc điểm của người châu Á. Đó là chưa kể tới vẻ ngoài châu Á những người này mang đến thiếu thực tế, nặng tính “filter" và chỉnh sửa. Tiêu chuẩn sắc đẹp châu Á, một lần nữa bị bẻ cong.Một vấn đề khác phải nhắc tới về Asian fishing đó chính là sự giới hạn trong các quốc gia châu Á được nhắc đến. Nền văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc là những làn sóng phổ biến tại phương Tây. Chính vì vậy mà các xu hướng thời trang và aesthetic này cũng phổ biến hơn. Đi kèm theo đó là xu hướng như e-girl, anime waifu,... Vấn đề của chúng nằm ở lối mòn xây dựng hình tượng phụ nữ châu Á bị tình dục hóa quá đà và tồn tại chỉ để phục vụ cho nhãn quan nam giới.Chưa dừng lại ở đó, nhiều người đã tự nhận mình là người châu Á, hay mang gốc Á chỉ để nhận được những đặc quyền như mang vẻ đẹp “con lai" hay độc đáo và bí ẩn. Trong thời đại công nghệ, Asian fishing dễ dàng hơn với công nghệ. Trong quá khứ đã có rất nhiều họa sĩ, tác giả hay influencers đã lợi dụng công nghệ chỉnh sửa ảnh, mạng xã hội để tạo cho mình danh tính giả là người châu Á và vô tư hưởng lại những đặc quyền từ nó. Đây có thể coi như một hình thức catfish.Không có gì sai khi chúng ta yêu thích một nền văn hóa, một xu hướng trang điểm nghệ thuật. Tuy nhiên, sự vô tâm đôi khi có thể tạo ra những sai lầm lớn hơn, ảnh hưởng tới một cộng đồng.
Xu Hướng Cuộc Sống
March 3, 2022 5:02 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Attention seeker - Có gì đằng sau một người thích được chú ý?
Attention seeker là từ chỉ người làm mọi thứ để lôi kéo sự chú ý từ kẻ khác, thường bằng những phát ngôn gây sốc. Từ này thường được dùng với nghĩa tiêu cực.
Năm 2010, từ attention seeker trở nên phổ biến vì nó được đặt tên cho một tập của Dr.Phil - chương trình nổi tiếng được Oprah Winfrey tạo dựng, với người dẫn là Phil McGraw. Tại đây, McGraw đã nói chuyện và đưa ra lời khuyên cho các khách mời, bằng kinh nghiệm của một nhà tâm lý học pháp y và lâm sàng.Vì là động vật xã hội, con người đã có sẵn bản năng muốn có sự chú ý và công nhận từ người khác. Thậm chí, nó là một chức năng có sẵn trong não, chúng ta không thể ngừng việc muốn được chú ý đến.Tuy nhiên, các attention seeker thì sẵn sàng làm nhiều thứ hơn người bình thường để có được điều đó, bao gồm:Giả vờ khiêm tốn dù đạt thành tích để nhận được lời khenTìm cách gây tranh cãi để kích động các phản ứng trái chiềuPhóng đại và thêu dệt những câu chuyện về bản thân để được khen hoặc cảm thôngTỏ vẻ yếu đuối, không biết cách làm điều gì đó để được giúp đỡ hoặc được người khác công nhận sự nỗ lực của mìnhMột trong những cách dễ nhận biết attention seeker có thể kể đến việc tìm cách gây tranh cãi để mọi người nhắc nhiều đến mình.Gần đây, chúng ta có đạo diễn Lê Hoàng luôn gây bão cộng đồng mạng vì những câu nói phân biệt giới, chẳng hạn "Phụ nữ càng có học thức càng ít khóc."Các phát ngôn này có thể đoán trước là sẽ tạo làn sóng tranh luận. Vậy nên có thể đây là một biểu hiện của việc muốn được cộng đồng chú ý.Một attention seeker được sinh ra từ nhiều lý do, có thể đến từ lòng ganh tị, sự cô đơn, hoặc thậm chí là vì bản thân họ có lòng tự trọng thấp. Ngoài ra, cũng có sự tương quan giữa các attention seeker và người ái kỷ. Trên mạng xã hội, người ái kỷ luôn tìm cách khiến họ nổi bật hơn những người xung quanh, dù bằng cách này hay cách khác.Attention seeker phổ biến đến mức trở thành hình mẫu điển hình trong việc xây dựng nhân vật của nhiều bộ phim. Các attention seeker trong phim ảnh có thể kể đến Rachel của Glee, hay Sharpay của High School Musical khi liên tục tìm cách để càng nhiều người chú ý, khen ngợi mình càng tốt.Attention seeker không chỉ là những người phiền nhiễu, bởi đằng sau họ có thể là nhiều rối loạn về sức khỏe tâm thần. Người mong muốn được chú ý có thể bởi họ bị rối loạn nhân cách ranh giới hoặc rối loạn lưỡng cực, dẫn đến sự mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi. Kanye West - một trong những người từng bị chỉ trích vì luôn làm những hành động quá khích để gây chú ý - cũng mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.
Xu Hướng Cuộc Sống
March 7, 2022 12:37 PM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Bae là gì? Bạn có bae nào trong đời chưa?
Bae /beɪ/ (danh từ) dùng để chỉ một nhân vật quan trọng trong cuộc đời bạn, thường là người yêu, bạn đời hoặc thú cưng. Có nguồn cho rằng đây là từ viết tắt của baby, babe. Một giả thuyết khác lại cho rằng bae là viết tắt của ‘Before Anyone Else' — người quan trọng hơn tất cả với bạn. (Theo lifewire.com)
Có đến 179 triệu kết quả cho từ khóa "bae" trên Google. Từ này thuộc top những từ được tìm kiếm nhiều trong năm 2014. Cũng trong năm này, từ bae xếp thứ hai trong danh sách “Từ vựng của năm” của Oxford Dictionary. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng Pharrell Williams đã phát hành một bài hát có tên "Come Get It Bae".Bae còn xuất hiện trong rất nhiều meme. Giai đoạn 2012-2013, câu “bae caught me slippin” trở nên nổi tiếng khi giới trẻ tự chụp những bức hình họ đang ngủ nhưng cố tình khoe tay và điện thoại như có người yêu (bae) đang chụp lén họ lúc ngủ. Phong trào chụp ảnh với caption như “cooking for bae” hay "you got a bae or nah?" được người độc thân tham gia đông đảo để đùa với từ bae - vốn là một từ được dùng để chỉ người yêu.Cũng như nhiều từ lóng khác, bae phát triển chậm rãi trên mạng xã hội, lan rộng nhờ hiệu ứng truyền miệng và có khả năng mở rộng trong ý nghĩa. Ở thời điểm hiện tại, đây đã là một từ dùng để chỉ điều bạn yêu thích. Các nhãn hàng thực phẩm sử dụng từ này với ý nghĩa là “ngon", “tuyệt vời”.
Xu Hướng Cuộc Sống
September 10, 2020 6:59 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Bailout: Những chiến dịch giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ
Theo Investopedia, bailout - tức cứu trợ [tài chính] - là thuật ngữ chỉ việc một cá nhân, doanh nghiệp, hay tổ chức chính phủ cung cấp tiền và/hoặc các tài nguyên khác cho một công ty đang đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Điều này ngăn chặn hệ quả mà sự lụn bại của công ty ấy có thể gây ra, ví dụ như phá sản, cắt giảm nhân công hàng loạt, v.v.Thuật ngữ này thường xuất hiện trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, và quản lý doanh nghiệp với bối cảnh xoay quanh sự đi xuống của một hay nhiều doanh nghiệp. Một thuật ngữ tương tự với bailout là capital injection, tức bơm vốn.
Bailout là phương thức phù hợp để cứu rỗi những cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các thể chế tài chính, trước khi mọi thứ đổ bể. Đây là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn và chính phủ các nước, và đã được áp dụng nhiều lần trong những cuộc suy thoái từ lớn tới nhỏ.Một ví dụ điển hình về khả năng và độ hiệu quả của bailout là gói cứu trợ 700 tỉ USD mà Tổng thống Bush ký vào năm 2008 nhằm mua lại tài sản của các ngân hàng và đơn vị tài chính đang chuẩn bị phá sản do hệ quả của bong bóng chứng khoán và nhà đất.Sự kiện hai ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là Credit Suisse và UBS sáp nhập với nhau cách đây không lâu cũng là một ví dụ của bailout. Dù Bộ trưởng Tài chính nước này gọi sự kiện là một “giải pháp thương mại,” thì những hành động của chính phủ Thụy Sĩ nhằm hỗ trợ UBS mua lại ngân hàng đang kiệt quệ là Credit Suisse đều là những động thái điển hình của một cuộc bailout.Tuy nhiên ta cần lưu ý rằng không phải doanh nghiệp hay ngân hàng nào cũng xứng đáng và có thể được giải cứu. Sở dĩ Credit Suisse có được điều đó là bởi ngân hàng này quá lớn, tới mức sự sụp đổ của nó có thể đe dọa hệ thống tiền tệ của không chỉ Thụy Sĩ, không riêng gì châu Âu, mà là toàn cầu.Trong một số trường hợp đặc biệt, việc cứu trợ không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng với các quốc gia. Một ví dụ gần đây là việc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng ý viện trợ 3 tỉ USD cho Sri Lanka để quốc gia này trả nợ, tái cơ cấu nền kinh tế, và phục hồi sau một thời gian dài khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị.
Tài Chính Cá Nhân
March 28, 2023 12:02 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Banking education - Không còn giáo dục một chiều, kiến thức lịch sử bớt khô khan
Banking education là thuật ngữ ám chỉ lối dạy học truyền thống, cô đọc trò chép. Trong đó học sinh bị coi như những chiếc két rỗng cần phải lấp đầy bằng tri thức. Cách giáo dục này coi trọng vị thế của người dạy, và quá trình giáo dục là quá trình người học tiếp thu kiến thức từ người dạy mà không thắc mắc hay chất vấn xem kiến thức ấy có thể được hiểu khác đi hay không.Cách học văn kiểu đọc chép theo dàn ý có sẵn, hay cách học sử nặng về ghi nhớ sự kiện và thời điểm chính là những ví dụ tiêu biểu của banking education.
Sự phổ biến của banking education gắn liền với quan niệm rằng những người thành công về mặt tiền bạc, đạo đức, hay địa vị đều là những người nhiều kiến thức và ngược lại. Bên cạnh đó, sự thiếu kiến thức thường đi kèm với sự thấp kém và đói nghèo.Việc cho học sinh lựa chọn có học lịch sử hay không ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của banking education. Quan niệm bắt buộc học sinh học lịch sử, nếu không các em sẽ “mất gốc” bắt nguồn từ suy nghĩ rằng càng biết nhiều về lịch sử đất nước thì càng yêu nước, có đạo đức, và trân trọng văn hóa dân tộc.Cũng chính vì tính ổn định này mà phương pháp dạy và học sử nặng về việc ghi nhớ, học thuộc các tri thức có sẵn. Học sinh phải nhồi nhét những sự kiện, con số, và ý nghĩa lịch sử như những sự thực hiển nhiên. Tri thức vì thế trở nên tĩnh tại, khiến cho người học không có ham muốn tìm hiểu thêm những gì không được viết trong sách.Cách học thụ động này bào mòn khả năng đặt câu hỏi và phản biện của người học. Đây là hệ quả của một quá trình học thụ động theo hướng nhồi nhét sự kiện và thiếu tư duy phản biện. Người học vì thế cũng không đào sâu suy nghĩ về những tri thức được cung cấp.Một ví dụ minh họa cho hệ quả này là cách học lịch sử khắc họa triều nhà Nguyễn. Nhìn chung, học sinh cấp phổ thông được học rằng nhà Nguyễn là một thế lực lạc hậu, không chịu cải cách, và chỉ ôm lấy kho tàng Nho học khiến mất nước vào tay giặc.Tuy nhiên, học sinh không được biết rằng vua Tự Đức, vị vua nổi tiếng không quản nước mà chỉ làm thơ, từng ra lệnh cho in bốn cuốn “sách Tây” về bốn chủ đề mới với nền quốc học khi ấy là công pháp quốc tế, khoa học tự nhiên, định vị trên biển, và khai khoáng. Nhiều vua nhà Nguyễn khác cũng có những chính sách cải cách riêng.Có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này, tuy nhiên học sinh chỉ dừng kiến thức của mình tại định kiến mà mô hình banking education đã nhồi vào các em. Vì thế, các em chỉ biết một khi học một, bởi không có không gian và thời gian cho các em tìm hiểu từ một sang hai hay ba.Quan niệm về tính ổn định của tri thức cũng khiến cho cách dạy lịch sử trở nên nhàm chán, bởi nếu tri thức là ổn định thì đâu cần thêm sự trao đổi, chất vấn, hay sáng tạo? Thế nên ta có thể khẳng định rằng học sinh ghét môn sử không có nghĩa là ghét lịch sử, mà là ghét cách học theo kiểu banking education.
Xu Hướng Cuộc Sống
April 27, 2022 7:59 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Bare minimum mondays: Cơ chế đối phó để không kiệt sức từ đầu tuần
Bare minimum mondays là một xu hướng văn hoá làm việc mới nổi, trong đó chúng ta sẽ chỉ làm mức độ công việc tối thiểu vào thứ Hai. Phong cách này giúp giảm áp lực và đề phòng nguy cơ kiệt sức ngay từ đầu tuần. Đồng thời, nó cũng cho ta những giờ phút thư giãn vào tối Chủ nhật thay vì phải nơm nớp lo sợ, không muốn thứ Hai đi làm rồi sẽ đến.
Phong cách làm việc mới này bắt đầu được chú ý đến khi video TikTok của Marisa Jo Mayes "viral." Cô nhận lời phỏng vấn trên nhiều kênh truyền thông, và thông điệp TikTok của cô cũng được gỡ băng thành văn bản để đăng tải ở nhiều nơi khác. Nhiều người trẻ hi vọng rằng đây sẽ là phương cách chống lại tư tưởng làm việc năng suất độc hại mà các nước công nghiệp vẫn theo đuổi nhiều thế kỷ nay.Theo Glassdoor, trang tìm kiếm việc làm nổi tiếng, cụm từ "stress" trong những đánh giá công sở đã tăng tới 91% từ năm 2019 đến năm 2022. Cùng thời gian đó, "burnout" cũng xuất hiện nhiều hơn tới 45%. Sự nổi tiếng của bare minimum mondays vì thế là một tín hiệu tốt, cho thấy người lao động đã có những hành động cụ thể để chống lại tình trạng kiệt sức trong công việc.Khi những meme về nỗi sợ thứ Hai và nỗi lo tối Chủ nhật vẫn được đón nhận nồng nhiệt trên các mạng xã hội, thì bare minimum mondays dĩ nhiên sẽ được hưởng ứng. Những người ủng hộ trào lưu này so sánh nó với "quiet quitting," hay làm việc ở mức tối thiểu hàng ngày thay vì giữ tinh thần cố gắng cống hiến. Nhưng thay vì đối đầu trực tiếp với giới chủ thì bare minimum mondays cho phép ta vẫn có thể tăng năng suất lao động.Nhưng nhiều nhà tâm lý học và người làm công tác nhân sự nhận định bare minimum mondays không phải phương pháp hiệu quả để chống lại tình trạng kiệt sức đầu tuần. Nó sẽ chỉ là một cơ chế đối phó, giúp ta bớt ghét công việc của mình hơn. Một số người cũng lo ngại rằng sự nổi tiếng của bare minimum mondays sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đến các CEO, để từ đó họ gỡ chế độ work-from-home, bắt nhân viên phải có mặt đầy đủ ở văn phòng và thiết quân luật.Các chuyên gia về lao động thì cho rằng bare minimum mondays không thiết thực với phần đông người lao động làm việc tại các công sở, do họ phụ thuộc thời gian và công cụ làm việc vào các công ty, thay vì được làm việc tự do như Marisa Jo Mayes. Bản thân Marisa cũng công nhận rằng lý do cô có thể thực hành bare minimum mondays là bởi cô làm việc tự do, chưa có gia đình, và hoàn toàn có thể làm việc tại nhà, trong khi nhiều người không có điều kiện để làm như vậy.
Văn Hoá Đi Làm
April 10, 2023 2:14 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Benching - Mập mờ giữ mối hay "bắt cá hai tay"?
Benching là hành động “giữ mối cũ” để phòng hờ việc “mối mới” không thành.Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bắt đầu hẹn hò với một người mà bạn có hứng thú, nhưng tình cảm của bạn là chưa đủ lớn để có thể tiến xa hơn, cũng không quá nhạt nhòa để có thể từ bỏ mối quan hệ đó. Thế nên, bạn quyết định mập mờ với họ trong khi vẫn thăm dò mối quan hệ với những người khác. Benching cũng có thể xảy ra trong mối quan hệ bạn bè.Việc bench ai đó khiến họ trở thành “kế hoạch B”, một phương án dự phòng. Người đi bench người khác (hay còn gọi là “bencher”) có thể có nhiều hơn một phương án dự phòng. Ngược lại, người bị benched lại không hề biết rằng mình chỉ là lựa chọn số 2, 3, 4 của người ấy mà luôn sẵn sàng có mặt khi “bencher” cần.
Theo Jamila Dawson - nhà tâm lý học và trị liệu tình dục, những benchers thường là những người hay có tâm lý buồn chán khi ở một mình, hoặc cho rằng đối phương không có tình cảm đặc biệt với mình nên việc benching sẽ không gây tổn thương cho đối phương. Đơn giản hơn, họ chỉ muốn có những phương án dự phòng để lấp đầy thời gian một ngày của mình, phòng khi những cuộc hẹn lên kế hoạch từ trước bị hủy.Tuy nhiên, khi bạn bị “benched” không có nghĩa là đối phương không thích bạn, việc benching chỉ là một sản phẩm của văn hóa “quẹt phải” rất phổ biến hiện nay trên các ứng dụng hẹn hò mà thôi. Việc hẹn hò nhiều người cùng một lúc là cách để ta có thể vừa tiết kiệm thời gian, vừa tìm được người yêu lý tưởng. Điều này giúp ta không bị ràng buộc về mặt cảm xúc với một người duy nhất trước khi nghiêm túc tiến tới tình yêu với họ.Mặc dù vậy, trước khi có ý định “bench” ai đó, bạn vẫn nên có một cuộc trò chuyện thành thật về việc bạn chưa thực sự chắc chắn và cần cân nhắc cho một mối quan hệ yêu đương nghiêm túc, để khiến cho đối phương không cảm thấy bị lợi dụng.
Thương
June 18, 2022
May 27, 2023 3:42 PM
Định nghĩa lại Bimbo trong thế kỷ 21!
Bimbo /bɪmbəʊ/ là từ dùng để dán nhãn những phụ nữ xinh đẹp nhưng không sáng dạ. Nói cách khác là đánh đồng sự xinh đẹp và não bộ là hai thứ tỉ lệ nghịch với nhau.Các cô gái với vẻ ngoài nữ tính cùng với hình thể nóng bỏng sẽ được mặc định là ‘ngu ngốc' với tên gọi chung: bimbo. Theo thời gian, phong trào bimbo đã định nghĩa lại định nghĩa mang đầy phán xét và định kiến khuôn mẫu này.
Từ bimbo vẫn thường được dùng nhiều theo nghĩa trích hay sỉ nhục người khác và không cô gái nào muốn bị gọi hay đánh đồng với bimbo.Trong phim ảnh, bimbo thường được dùng để làm nguyên liệu gây cười. Tính cách của nhân vật bị tước đi mà chỉ tập trung vào hình thể của họ. Tính con người cũng như trí thông minh cũng thường bị “lấy đi". Nói cách khác là bị “vật hóa" theo một motif cũ mòn.Bimbo cũng có một lịch sử dài đầy những tai tiếng khiến nó bị gắn ý nghĩa tiêu cực. Các bê bối tình cảm hay ngoại tình của chính trị gia Mỹ từ năm 1987-1988 đã khiến đây được gọi là “năm của bimbo".Tới năm 2007, bức ảnh huyền thoại của ba cô gái được cho là có nhiều ‘tai tiếng' nhất Hollywood bấy giờ Lindsay Lohan, Britney Spears và Paris Hilton xuất hiện trên mặt báo với dòng ‘tít': “Hội nghị Bimbo”Tới năm 2021, Tiktok đã định nghĩa lại “Bimbo". Bằng cách đăng những video khuyến khích mọi người sống và ăn mặc như cách mình muốn, những cô gái trẻ này khẳng định rằng: vẻ ngoài không đánh giá được trí thông minh bạn nên tự tin với chính bản thân mình.
Xu Hướng Cuộc Sống
March 7, 2021 8:59 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Binge. Vì sao ta "nghiện" ăn uống, mua sắm hay xem phim?
Binge /bɪndʒ/ (danh từ) là hoạt động tiêu thụ quá đà và mất kiểm soát, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, xem phim, hoặc chi tiêu.Văn hóa Mukbang cũng được coi là một hành vi ‘ăn uống quá mức’ (binge eating).
Trên thanh tìm kiếm Google, từ giữa năm 2019 đến nay, từ khóa binge chưa khi nào có dấu hiệu hạ nhiệt.Binge eatingCuối tháng 10 năm nay, trang Humans of Bombay đăng tải bài viết về một cô gái Ấn Độ mắc chứng háu ăn. Cái nhìn khắt khe của xã hội đẩy cô vào nỗi mặc cảm ngoại hình, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kiểm soát lượng thức ăn. Bài viết nhận về 31.000 lượt like và 1.300 lượt chia sẻ.Trào lưu Mukbang cũng thúc đẩy thói quen tiêu thụ đồ ăn nhiều hơn mức cần thiết. Các youtuber nổi lên nhờ văn hóa “ăn thùng uống chậu” có thể kể đến Quỳnh Trần JP - 3.56 triệu subscriber, Bà Tân Vlog - 4.02 triệu subscriber.Binge drinkingNgày 18/11 vừa qua, thời báo The Guardian đưa ra những thống kê đáng báo động về tình trạng ‘dùng đồ uống có cồn quá mức’ giữa đại dịch. Bài viết về binge drinking thu hút gần 300 lượt bình luận trên Facebook.Binge watchingKhi hình thức xem phim trực tuyến dần chiếm ưu thế, thuật ngữ binge watching ra đời. Binge watching được đón nhận và nhanh chóng trở nên phổ biến - thể hiện qua hơn 70 triệu kết quả tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng để chỉ những bộ phim có giá trị và xứng đáng dành thời gian thưởng thức.Vì sao ta “nghiện” thứ gì đó?Về mặt tâm lý: Khi đương đầu với tình trạng lo âu, tâm trí thúc đẩy chúng ta thu nạp nhiều năng lượng để tạm thời làm “tê liệt” cảm xúc tiêu cực.Về mặt sinh học: Cơ thể sản sinh ra hormone hạnh phúc - dopamine khi chúng ta tiêu thụ đồ ngọt, sử dụng thức uống có cồn hoặc mua sắm đồ mới.Về mặt xã hội: Sức ép từ cộng đồng đôi khi làm chúng ta trở nên thiếu tự tin. Áp lực hoàn hảo đẩy nạn nhân vào tình trạng rối loạn lo âu và thực hiện hành vi gây nghiện.
Xu Hướng Cuộc Sống
November 29, 2020 5:05 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Blackface là gì? Vì sao nó phản cảm?
Blackface /blæk.feɪs/ (danh từ) chỉ việc hóa trang thành người da đen của người thuộc chủng tộc khác, thường vì mục đích thương mại hoặc giải trí. Một người da trắng hóa trang thành nhân vật da đen trong dịp Halloween có thể được xem là blackface. Một thương hiệu thời trang hóa trang người mẫu thành người da đen để quảng bá sản phẩm cũng được coi là blackface.Nhiều người cho rằng đây là một hành động thiếu tôn trọng với cộng đồng người da đen - cho dù có chủ đích như vậy hay không.
Blackface xuất phát từ truyền thống phân biệt chủng tộc. Dù bị xem nhẹ thì blackface vẫn đã, và đang là vết thương lớn trong lịch sử và văn hoá của người da đen. Blackface dẫn đến một tiền lệ xấu trong ngành giải trí: người da đen ít được xuất hiện trong vai chính của các bộ phim lớn, hoặc nếu có thì chỉ được đóng vai phản diện. Thị hiếu của đa phần khán giả không quen với hình ảnh người da đen trong những vai thiện hoặc chính. Thế là diễn viên da trắng luôn được ưu ái hơn.Hiện nay, blackface vẫn xuất hiện nhan nhản trong phim ảnh và mỗi dịp Halloween. Vì nó đã được bình thường hóa, nhiều người không ý thức được nguồn gốc và tính phản cảm của blackface (Theo The Daily Mississippian). Nhiều người nổi tiếng ngây ngô bôi đen mặt mình từng bị chỉ trích là thiếu nhạy cảm. Ví dụ như Mamamoo và thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Xu Hướng Cuộc Sống
June 11, 2020 10:27 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Blackfishing - Vì sao Kim và Kylie nhuộm đen mình?
Blackfishing là hành động chỉnh sửa những đặc điểm ngoại hình để trông giống người da đen. Khi blackfishing, người ta có thể nhuộm da, trang điểm, làm tóc, thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ. Hành động này thường diễn ra ở nữ, và vì mục đích thẩm mỹ hoặc thương mại.Blackfishing là hành động gặp phải nhiều phản đối từ dư luận. Nó được cho là một dạng của chiếm đoạt văn hoá - cultural appropriation. Một loạt các ngôi sao từng bị chỉ trích blackfishing gồm có Kylie Jenner, Iggy Azalea, Kim Kardashian, Rita Ora...
Đầu tháng 10 này, Jesy Nelson, cựu thành viên của nhóm nhạc Little Mix, ra mắt MV solo đầu tiên - Boyz - với sự kết hợp với rapper Nicki Minaj. MV vấp phải sự chỉ trích từ dư luận vì mọi người cho rằng Jesy Nelson đã blackfishing.Một bài báo từ CNN giải thích rằng ngoại hình lai hoặc không rõ về chủng tộc thường được nhìn nhận là độc đáo và thời thượng. Những người nổi tiếng đã tận dụng điều này. Họ cố thể hiện vẻ đẹp lai nhằm tạo hiệu ứng truyền thông và để có nhiều cơ hội thương mại. Blackfishing có thể chính là phiên bản 4.0 của blackface. Ở thế kỷ 19, các diễn viên kịch hóa trang thành người da đen để châm biếm nhằm mục đích giải trí và lợi nhuận. Hiện tại, blackfishing cũng áp dụng hệ tư tưởng tương tự. Leslie Bow - giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Á - nhận xét blackfishing đã vật hoá (objectify) văn hoá của người da đen. Việc xem văn hoá của họ như thương phẩm cũng tương tự như hành động chiếm đoạt văn hoá.Đối với người da đen, blackfishing là hành động mang tính xúc phạm và xem nhẹ văn hoá của họ. Người ta có thể dễ dàng trục lợi từ việc giả dạng thành người da đen. Tuy nhiên, họ không phải chịu sự bất công về phân biệt chủng tộc mà người da đen phải trải qua hằng ngày.Người da trắng có thể hoá trang thành người da đen, sau đó dễ dàng xoá bỏ lớp hoá trang vào cuối ngày và tiếp tục tận hưởng đặc quyền của mình. Hành động này thể hiện việc thiếu hiểu biết và phớt lờ sự bất công trong xã hội.
Xu Hướng Cuộc Sống
October 21, 2021 10:19 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Blue Balls: Không, tinh hoàn bạn không biến thành màu xanh!
Blue balls, tạm dịch là “tinh hoàn xanh,” là cảm giác khó chịu xảy ra ở cơ quan sinh dục của đàn ông một khoảng thời gian sau khi họ trải qua kích thích tình dục nhưng không đạt đến cực khoái. Trong hiện tượng sinh lý-tâm lý này, người ta trải qua những cảm giác ở tinh hoàn như:Đau nhức;Đau âm ỉ;Căng cứng;Sưng tấy; v.v.Từ tiếng lóng đồng nghĩa với blue balls, được sử dụng để ám chỉ hiện tượng này là lover’s nuts.Tiện tượng đau đớn, nặng nề này cũng xảy ra đối với nữ giới khi họ bị kích thích nhưng không xảy ra cực khoái. Từ tiếng lóng được dùng là “blue vulva.”
Gần đây, blue balls bắt đầu được sử dụng phổ biến lại trên các mạng xã hội Instagram và TikTok. Với những cuộc thảo luận về đồng thuận trong tình dục ngày càng mở rộng, người ta tự hỏi, phải chăng blue balls là một hiện tượng y tế có thật, hay chỉ là một huyền thoại truyền miệng. Nhất là khi nhiều than phiền trong chuyện tình cảm lứa đôi diễn ra khi một người ép người kia phải quan hệ để vượt qua cảm giác blue balls và vulva balls.Y học thực tế đã chứng minh blue balls là một hiện tượng có thật về mặt sinh học, chứ không phải một sự lấy cớ. Theo Cosmopolitan, quá trình đầu tiên của xuất tinh được gọi là phát xả. Đó là khi tinh trùng được bơm từ bìu qua ống dẫn tinh và vào tuyến tiền liệt.Quá trình thứ hai là xuất tinh, được ví von như một cú hắt xì hơi. Nhưng khác với hắt xì hơi là không thể dừng được cảm giác khó chịu khi chưa hắt xì, bạn có thể kiềm chế được cảm giác cần phải “xả” khi chưa xuất tinh.Điều khiến blue balls gây ra cảm giác khó chịu là, sẽ có một điểm khi tinh trùng được bơm xong, nó không thể quay trở lại. Điều này có thể gây nhức nhối, tăng áp lực ở vùng kín, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm. Vì thế một chàng trai hoàn toàn có cách để xử lý sự khó chịu này mà không cần sự trợ giúp của đối phương. Nếu cơn đau kéo dài, họ cũng có thể gặp bác sĩ.Có 3 cách để vượt qua trạng thái này: (1) Tự “xử lý” để bạn “xả van” an toàn; (2) Làm xao nhãng để quên đi cảm giác; (3) Sử dụng thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy thực sự cần thiết.
Xu Hướng Cuộc Sống
August 26, 2022 1:58 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Body shaming là gì? Và ảnh hưởng của việc miệt thị ngoại hình
Body shaming /ˈbɒdi ʃeɪmiɪŋ/ (danh từ) là hành động, hoặc lời nói chê bai, miệt thị ngoại hình của người khác.
Tính tập thể Á Đông khiến chúng ta có xu hướng để ý những thứ lệch chuẩn. Những môi trường tạo nên cuộc đụng độ giữa nhiều thế hệ, văn hoá (đi kèm quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn sắc đẹp), như Tết, mạng xã hội, lại hình thành nên muôn hình vạn trạng của body shaming:Fat-shaming (Sinh con xong, lên cân nhiều nhỉ, hồi trước gầy như thế... Giảm cân tí cho đẹp.)Thin-shaming (Gầy nhỉ, sao ăn hoài không lớn thế con?)Fit-shaming (Xinh thế mà cũng thông minh nhỉ? Mặt V-line thế, có sửa gì không? )Cách đối phó với body shaming không thiếu, nhưng hài hước, tự trào đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt.Thậm chí, họ thay thế từ body shaming nhàm tai bằng cách nói mới: body samsung, body xiaomi, body Samsmith... Việc cố ý sai chính tả này xảy ra tương tự trong meme “commit sudoku” - vẽ sudoku lên bụng khi làm xấu hổ gia đình (thay cho cách viết đúng “commit seppuku” - hình thức tự sát bằng mổ bụng của người Nhật xưa, khi bôi nhọ thanh danh dòng tộc).Áp dụng chung công thức, Hòa Minzy nhiều lần tự dìm chiều cao của mình, trước khi bị ‘body shaming’.Chị đẹp Bích Phương thì mặn mòi thừa nhận “sự thật nó vậy rồi đành chấp nhận chứ biết sao giờ”, khi bị chê “mỡ” trong một buổi biểu diễn vào đầu năm nay.Tuy nhiên, phản ứng với thái độ hài hước thôi không chấm dứt hoàn toàn được body shaming. Nhiều người chọn thay đổi hình ảnh bản thân để không phải nghe thêm lời đàm tiếu (như Miu Lê, Đức Phúc, Adele). Người thì chọn rút lui khỏi mạng xã hội (như Phương Vy, Selena Gomez). Người thì chọn đanh thép trả lời (như Hương Giang, Lynk Lee).Giữa năm 2020, sau khi bị giễu cợt vì “phát tướng”, Billies Eilish đã tự mình gửi đi thông điệp: “bạn không thích tôi, đó không phải trách nhiệm của tôi”. Để miễn dịch với body shaming, đích đến cuối cùng vẫn là “bình thường hoá” các loại hình thể của con người.
Xu Hướng Cuộc Sống
February 12, 2021 7:51 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Boomer là gì? Tại sao #OkBoomer trở nên viral?
Baby boomer /‘bei.bi ‘bu:m.er/ (danh từ) chỉ thế hệ người lớn tuổi sinh ra trong khoảng 1946 đến 1964, tức thời kỳ bùng nổ dân số hậu Thế chiến II ở phương Tây.Baby boomer còn được gọi tắt là boomer."Yes, I did just update my 1950s/baby boom lecture with #okboomer memes. #twitterstorians pic.twitter.com/8UHCHTWE7e" — Dr. Rachel Michelle Gunter (@PhdRachel) April 2, 2020
Mâu thuẫn thế hệBoomer trở nên viral vì những bất đồng quan điểm gay gắt với millennial và Gen Z, hai thế hệ sử dụng internet nhiều nhất trên thế giới. (Theo Pew Research Center)Ở Việt Nam, thế hệ ông bà hay tặc lưỡi than thở về con cháu với mẫu câu “tụi trẻ thời nay thật là…”. Còn ở những nước phương Tây, thế hệ boomer cũng có câu cửa miệng y chang, “kids these days”.Boomer tự hào là thế hệ xây dựng nền kinh tế mạnh nhất thế giới, với tinh thần cống hiến trung thành và quan điểm chính trị bảo thủ. Trong mắt họ, những thế hệ sau lớn lên sung sướng trên thành quả của boomer, nên thụ động và vô ơn.Hóa ra, tiền và thiên nhiên không vô hạn như boomer tưởng. Sau khi tài nguyên bị vắt kiệt, millennial và Gen Z “kế thừa” biến đổi khí hậu và hàng loạt khủng hoảng hệ thống. Sống trong thời đại thông tin, họ càng ý thức rõ những khó khăn mình phải đối mặt vì lựa chọn trong quá khứ của boomer.Vậy là trong mắt thế hệ trẻ, boomer trở thành ông cụ rắc rối, cổ hủ, kiêu ngạo và áp đặt.#OkBoomerĐây là câu cảm thán mỉa mai mà millennial và Gen Z sử dụng mỗi khi một boomer nào đó đưa ra quan điểm hoặc lời khuyên “cổ lỗ sĩ” của mình.“ok boomer” có thể dịch nôm na là “Dạ, cụ thì nói gì cũng đúng 🙄”.Không rõ ai là tác giả gốc của “ok boomer”, nhưng câu này xuất hiện lần đầu ở diễn đàn 4chan năm 2015, lan ra Twitter vào 04/2018. Nhờ bài hát ok boomer của John Williams và những bản remix, cụm từ này trở nên viral trên mạng xã hội trong suốt 2019.Từ đó trở đi, hàng triệu bài đăng, hashtag, meme và video lên sóng dựa trên “ok boomer”.
Xu Hướng Cuộc Sống
April 9, 2020 12:24 PM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Booster shot - Bao giờ cho đến mũi 3?
Booster shot có nghĩa là mũi tiêm vaccine tăng cường, nhằm sốc lại hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine sau một thời gian. Với một số bệnh như uốn ván, bệnh bạch hầu, người trưởng thành thường được khuyến cáo tiêm một mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm.Với vaccine ngừa Covid-19, booster shot là mũi tiêm thứ 3 cho những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi. Tuy nhiên, trong số các loại vaccine hiện tại, chỉ có booster shot của Pfizer-BioNTech là đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) thông qua. Đối tượng được tiêm mũi tăng cường này là người trên 65 tuổi, hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm, và đã tiêm đủ 2 liều Pfizer cách đó hơn 6 tháng.
Sau bước đi tiên phong của Israel, một số nước như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, hay gần Việt Nam là Campuchia, Malaysia, Nhật Bản đã công bố về kế hoạch tiêm vaccine tăng cường cho người dân.Dù vậy, cho đến hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu để kết luận về mức độ an toàn lẫn tính cấp thiết của liều vaccine tăng cường.Theo WHO, nhìn chung, người đã tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn được bảo vệ tốt trước các biến chủng Covid hiện tại, bao gồm cả biến chủng Delta. Vì thế, mũi tiêm tăng cường chỉ thật sự cần thiết với những người có hệ miễn dịch kém, hoặc người phải sinh hoạt và làm việc ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.Trong khi chúng ta vẫn cần thêm thời gian để tìm hiểu về mũi tiêm tăng cường, thì vẫn còn rất nhiều nơi trên thế giới có tỷ lệ tiêm chủng thấp dưới 4%, như tại châu Phi. Những nơi này, rất có thể là “lò ủ” sinh ra các biến chủng virus mới.Nên theo các nhà khoa học, so sánh với việc tiêm mũi thứ 3, thì việc tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các nước quan trọng hơn. Bởi, chìa khóa chấm dứt đại dịch không ở khả năng miễn dịch của riêng ai, mà là ở khả năng miễn dịch của cả cộng đồng.
Chất Lượng Sống
September 28, 2021 10:30 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Brand activism: Doanh nghiệp có thay đổi xã hội?
Có lí do tại sao phải tới giữa những năm 2000 giới nghiên cứu và các nhãn hàng mới để ý tới khái niệm brand activism. Xu hướng toàn cầu hóa và sự bùng nổ của internet vào đầu thế kỷ này biến thế giới thành một ngôi làng rộng lớn, trong đó các vấn đề xã hội nhiều khi không chỉ bó hẹp trong một xã hội, mà có thể được liên hệ trong nhiều xã hội khác nhau.Bên cạnh đó, các cuộc đàm thoại về các vấn đề xã hội cũng diễn ra nhiều hơn, cởi mở hơn, và dễ tiếp cận hơn trong thế kỷ 21. Yêu cầu cải tạo xã hội theo hướng tích cực hơn không còn là trách nhiệm của riêng một chính quyền hay một vài cá nhân, mà tất cả các bên tham gia vào thị trường là người tiêu dùng, nhãn hàng, và chính phủ đều phải chung tay thực hiện.Chính vì thế, các nhãn hàng chú trọng vào brand activism vừa như một cách tác động tới ngôi làng toàn cầu, vừa để tiếp cận được nhiều thị trường hơn với cùng một hệ giá trị.Theo nghiên cứu của Sarkar và Kotler, một nhãn hàng triển khai brand activism không chỉ là một doanh nghiệp tập hợp nhiều cá nhân, mà là một cá thể có quan niệm đạo đức rõ ràng, có mong muốn thay đổi quan niệm đạo đức đang thống trị xã hội để gia tăng lợi ích cho người dân.Trái với corporate social responsibility vốn ôn hòa và an toàn, các chiến dịch brand activism thường ồn ào và có thể gây tranh cãi, bởi mục đích của nó là sự thay đổi. Một nhãn hàng quyết định thực hiện brand activism tức là đã chọn một phe để đứng về, một quan điểm để thể hiện.Ví dụ, nhiều nhãn hàng như Nike, Ben & Jerry, hay Glossier đã có một số chiến dịch để thúc đẩy phong trào Black Lives Matter. Trong đại dịch Covid-19, giữa cuộc tranh luận về chuyện đeo khẩu trang tại các xã hội phương Tây, nhiều nhãn hàng thời trang đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng chúng ta phải đeo khẩu trang vì lợi ích của cộng đồng, từ đó triển khai các chiến dịch để ủng hộ quan điểm này và thuyết phục người dân tin theo nó.
Brand activism là việc các nhãn hàng sử dụng các hoạt động kinh doanh hay những thành quả kinh doanh để vận động thay đổi trong các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, hay môi trường. Những chiến dịch vận động hay những thay đổi mà nhãn hàng kêu gọi không nhất thiết là tích cực, nhưng xuất phát từ chính quan điểm của nhãn hàng trước các vấn đề còn tồn đọng.Nói cách khác, brand activism là một dạng hoạt động xã hội dựa trên thị trường và hàng hóa. Mấu chốt của dạng hoạt động xã hội này là thay đổi cách hiểu và nhìn nhận của người tiêu dùng về hàng hóa từ chỗ chỉ là một vật phẩm thành sự đại diện cho một phong trào xã hội.
Xu Hướng Kinh Doanh
January 13, 2023 12:46 PM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Breadcrumbing - Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều
Theo chuyên gia tâm lý từ Đại học Bang California Kelly Campbell, có 4 lý do dẫn để một người quyết định sẽ breadcrumbing người khác:Cảm thấy tự tin với bản thân hơn: Nhận được sự yêu thích của người khác càng nhiều, họ càng cảm thấy bản thân tốt hơn.Muốn được thấy bản thân có giá trị: Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi bản thân nhận được sự quan tâm của người khác.Mắc chứng ái kỉ: họ yêu bản thân và không cảm thấy có lỗi khi thao túng và chơi đùa với tình cảm người khác.Chưa được thỏa mãn nhu cầu: Dù đã ở sẵn trong một mối quan hệ, nhưng họ vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc tình dục, họ tìm kiếm những mối quan hệ khác.Có 4 red flags để nhận biết breadcrumbing.1. Breadcrumber không đầu tư vào mối quan hệ như bạn.Breadcrumber vẫn sẽ lên kế hoạch đi chơi cùng bạn nhưng sẽ không xuất hiện và “quá bận rộn”. Họ sẽ thường biến mất trong một khoảng thời gian và hoạt động trở lại, không giải thích tại sao họ biến mất2. Bạn không bao giờ biết vị trí của mình ở họTheo Campbell, breadcrumber không thể hiện sự quan tâm hay thích thú quá nhiều, hành động không ăn khớp với lời nói nên bạn sẽ không biết được bạn ở đâu trong tim họ.3. Họ sẽ quan tâm nhưng lúc sau lại lạnh lùng với bạnTrả lời chậm hoặc không trả lời tin nhắn của bạn dù nick vẫn đang sáng đèn và tương tác các post đều đặn mỗi ngày. Họ cũng sẽ không bao giờ hỏi hay lắng nghe về cuộc sống của bạn.4. Bạn không hiểu được hành động của họBạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó hiểu hay lo lắng về mối tương tác giữa bạn với họ. Bạn không biết họ nghĩ gì và tại sao lại biến mất như vậy. Họ thể hiện sự quan tâm nhưng lại không có hành động tiến tới mối quan hệ chính thức.Nếu có một hay tất cả các dấu hiệu trên, có thể bạn đã bị breadcrumbing.
Breadcrumbing /ˈbrɛdkrʌmɪŋ/ (n) là hành động “dắt mũi” đối phương trong tình cảm. Họ sẽ thả thính và hứa hẹn rất nhiều nhưng không thực hiện, cũng như làm mọi cách khiến đối phương phụ thuộc tình cảm vào họ.Breadcrumbing thường được thực hiện thông qua các nền tảng mạng xã hội, người thực hiện được gọi là breadcrumber.Tương tự như ghosting, zombie-ing hay gaslighting, breadcrumbing được xem là một trong những hình thức bạo lực về mặt tinh thần.
Xu Hướng Cuộc Sống
July 18, 2022 2:28 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Brenaissance - Sự trở lại của ngôi sao một thời Brendan Fraser
Brenaissance là từ ghép giữa "Brendan," lấy từ tên đầy đủ của diễn viên Brendan Fraser, và "Renaissance," chỉ Thời Phục Hưng, hay thời đại châu Âu khởi đầu thời hoàng kim của mình với những thành tựu về tôn giáo, nghệ thuật, tư tưởng, là tiền đề cho các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau này.Nam diễn viên từng làm mưa làm gió ở các phòng vé những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm 2000 với bộ ba phim Xác Ướp (The Mummy, 1999; The Mummy Returns, 2001; The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor, 2008), George of the Jungle (1997), The Quiet American (2002), v.v. Anh trải qua một quãng dừng trong sự nghiệp và tiến tới bước ngoặt trên màn ảnh với vai diễn một người bố béo phì trong bộ phim The Whale (2022) của đạo diễn Darren Aronofsky.Vai diễn gặt hái cho anh đề cử và giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vào năm 2023, cùng vô số giải thưởng khác. Cùng khoảng thời gian đó, anh được làm việc với các đạo diễn nổi tiếng như Steven Soderbergh và Martin Scorsese. Sự trở lại của Brendan Fraser được ví với việc anh trải qua một thời kỳ "phục hưng" cho sự nghiệp của mình.
Có thể nói, Brendan Fraser từng là một trong những gương mặt nổi tiếng nhất của Hollywood trong thời đỉnh cao sự nghiệp của anh. Ngay cả khi có tới gần một thập kỷ biến mất trong ngành công nghiệp giải trí, các fan vẫn không ngừng theo dõi minh tinh này. Đó là lý do Brenaissance phổ biến.Không dừng lại ở đó, vai diễn Charlie, một giáo sư mắc bệnh béo phì luẩn quẩn trong nhà hàng ngày và dạy sinh viên qua máy tính, là hình ảnh rất khác so với những vai diễn trước đây từng đưa anh tới danh vọng. Về sau, bệnh tình Charlie ngày càng nặng nhưng anh nhất quyết không đến bệnh viện vì muốn bảo toàn số tiền dành dụm được cho con gái duy nhất. Brendan nói về vai diễn của mình:"Tôi đã bị đánh tơi bời và ngã xuống, bị châm lửa và bị ném vào tường, và điều đó không sao cả. Tôi thích điều đó. Tôi đã rất vui. Nhưng Charlie có lẽ là nhân vật anh hùng nhất mà tôi từng đóng."Brendan cũng nói, anh sẽ không thể phù hợp với vai diễn này vào thời điểm anh còn trẻ. Có thể nói, giáo sư Charlie ánh xạ một phần cuộc đời và sự nghiệp của anh. Biển hi vọng mà The Whale đưa tới khán giả trao vào tay nam diễn viên chính một giải Oscar danh giá.
Điện Ảnh
March 13, 2023 8:43 AM (UTC)
May 27, 2023 3:43 PM
Buzzword - Sang miệng nhưng đừng tùy tiện
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, buzzword vốn là những từ/cụm từ chuyên ngành trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên theo thời gian, chúng trở nên phổ biến nhờ được sử dụng một cách thời thượng, đặc biệt dưới tác động của truyền thông. Chính vì yếu tố này, buzzword đôi khi bị sử dụng một cách sai lệch so với ý nghĩa gốc.Vì là từ chuyên ngành, nên có những buzzword chỉ phổ biến trong một cộng đồng nhất định. Song có nhiều buzzword khác rất thịnh hành trong công chúng, chẳng hạn startup (khởi nghiệp), organic (hữu cơ) hay big data (dữ liệu lớn).
Bản thân các buzzword mang nhiều đặc tính giúp chúng dễ “bắt trend”: Ngắn gọn, dễ nhớ, có yếu tố từ mượn hoặc viết tắt mà vẫn thể hiện tính chuyên môn cao. Nhờ tác động của truyền thông và mạng xã hội, nhiều buzzword trở nên phổ biến vượt ngoài lĩnh vực của nó. Một ví dụ điển hình là “thao túng tâm lý” - buzzword nổi lên sau một vụ lừa đảo quy mô lớn gần đây.Theo định nghĩa trong tâm lý học, đây là hành vi khai thác, kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi cho bản thân. Nhưng sau khi trở thành buzzword, cụm từ này được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh đời thường hơn, thậm chí khác biệt hoàn toàn với bản chất của nó.Buzzword cũng được nhiều thương hiệu sử dụng trong các nội dung quảng bá để gây ấn tượng và đánh vào tâm lý khách hàng. Đây là chiến thuật quan trọng trong thời đại mà mọi người đều dễ dàng tiếp cận thông tin, các nhãn hàng phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút sự chú ý của người dùng.Buzzword nhiều khi còn là chiến lược giúp các công ty thu hút vốn đầu tư. Theo một báo cáo của công ty đầu tư mạo hiểm MMC (Anh), AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những buzzword hoạt động hiệu quả nhất. Chỉ cần thêm từ khóa này vào phần miêu tả, các startup công nghệ có thể gọi thêm từ 15% - 50% vốn so với công ty phần mềm truyền thống.Tuy nhiên cũng theo báo cáo trên, khoảng 40% các công ty AI ở châu Âu không thực sự làm về lĩnh vực này. Nói cách khác, từ AI được họ sử dụng chỉ để nghe có vẻ "nguy hiểm" mà thu hút các nhà đầu tư và khách hàng rót tiền vào.Như vậy có thể thấy, buzzword mang lại hiệu quả rõ rệt trong marketing. Song nếu bị sử dụng quá nhiều, chúng có thể trở nên phản cảm, bị đặt sai ngữ cảnh hoặc thậm chí bị bóp méo so với nghĩa gốc.“Trầm cảm” là một ví dụ điển hình của vấn đề này. Đây vốn là một chứng rối loạn tâm thần, nhưng đã được phổ biến hóa để miêu tả tâm trạng không vui, thậm chí trong cả ngữ cảnh hài hước hay châm biếm. Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, việc sử dụng bừa bãi từ này có thể khiến công chúng coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm.
Xu Hướng Cuộc Sống
October 4, 2022 7:26 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Trộn ngôn ngữ: Khi bilingual trở thành byelingual
Code-switching /ˈkəʊd swɪtʃɪŋ/ (danh từ) chỉ hành động kết hợp nhiều ngôn ngữ trong cùng một lời nói. Đây là hiện tượng thường thấy ở các cộng đồng hoặc cá nhân đa ngữ. Ví dụ của hiện tượng code-switching là “bóc term”, một từ trộn lẫn tiếng Việt và tiếng Anh.Code-switching có thể dịch sang tiếng Việt là "chuyển mã". Một số thuyết ngôn ngữ xã hội học còn cho rằng mọi người, dù có biết nhiều ngôn ngữ hay không, cũng đều code-switch theo một cách nào đó. Chúng ta chuyển mã trong giao tiếp hằng ngày bằng cách pha trộn các phương ngữ, ngữ điệu, và văn phong khác nhau để phù hợp với từng tình huống xã hội.
Thuật ngữ này trở nên quen thuộc với cộng đồng mạng Việt nhờ câu nói “healthy và balance” gây bão của Giang Coco trong show hẹn hò Love is Blind. Việc cô gái này thường xuyên chèn từ tiếng Anh trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh cãi. Một bên phản đối, xem code-switching là sử dụng ngôn ngữ sai lệch. Còn bên ủng hộ xem code-switching là một biểu tượng của lối sống đa ngôn ngữ. Với nhiều du học sinh, code-switching là thói quen không thể tránh khỏi.
Xu Hướng Cuộc Sống
August 6, 2020 10:43 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cabin fever là gì? Bạn có đang bị cabin fever không?
Cabin fever /ˈkæb.ɪn ˌfiː.vər/ (danh từ), theo định nghĩa của từ điển Cambridge, là cảm giác tức giận hoặc chán chường vì phải ở lì trong nhà quá lâu. Tình trạng này phổ biến hơn cả vào các tháng mùa đông ở xứ lạnh, hay dễ thấy nhất gần đây là trong những ngày dài phải làm việc ở nhà vì đại dịch.
Sự cô lập dẫn đến cabin fever đến từ nhiều tình huống, như bị giam cầm, bị lạc ở một vùng đất hoang vắng, ở lâu trong một không gian hẹp (khoang tàu, buồng máy bay, xe hơi, tàu ngầm…), gặp vấn đề sức khỏe tạm thời không thể di chuyển.Theo tờ verywellmind, nếu cảm thấy “mắc kẹt” khi ở trong những trường hợp kể trên, rất có thể bạn đang trải qua cabin fever với một số biểu hiện như:Rối loạn giấc ngủMất tập trung trong công việc Cảm thấy vô vọng, không thiết “động tay động chân” vào bất cứ gìThường xuyên thèm ăn (hoặc chán ăn)Mất kiên nhẫnLiên tục khó chịu, nóng giận với người xung quanhBuồn bã, có nhiều suy nghĩ tiêu cựcTrước đây tại Việt Nam, những căn bệnh truyền nhiễm như phát ban đỏ, thủy đậu, bệnh phong... là lý do hàng đầu khiến nhiều người phải tách biệt mình khỏi cộng đồng. Nhiều tuần, nhiều tháng liền cách ly trong một không gian kín, chắc hẳn họ đã gặp không ít các biểu hiện tương tự cabin fever.Còn trong nghệ thuật, Đảo Của Dân Ngụ Cư (2017), Phim xuất sắc nhất LHP quốc tế Asean (AIFFA), chính là một câu chuyện tiêu biểu về những vấn đề xuất phát từ cabin fever.Tương tự những từ như “quarantine” (cách ly), “social distance” (giãn cách xã hội), đại dịch cũng là nguyên nhân khiến từ cabin fever được nhiều người dùng. Năm 2020, tờ Guardian đã đặt tiêu đề “From Panic Room to Cabin Fever” cho một bài báo liệt kê danh sách các bộ phim thích hợp để xem trong mùa dịch.Trong tiếng Việt, để diễn tả trạng thái tương tự cabin fever, ta thường dùng từ “muốn bệnh” hay “sinh bệnh”. Ví dụ: Ở nhà lâu ngày, tôi muốn bệnh/sinh bệnh luôn!Tuy nhiên, ngoài áp lực từ không gian, có đến 6 yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng thường gặp khác mà bạn không để ý, như thời tiết, mạng xã hội, chế độ ăn uống, tần suất vận động...Càng căng thẳng, chúng ta lại càng phải giữ niềm tin rằng tình trạng này chỉ là tạm thời, và cơn sốt nào cũng đến hồi hạ nhiệt. Ngay lúc này, bạn có thể tham khảo 8 gợi ý tận hưởng mùa giãn cách từ tác giả Chương Đặng và bớt lo nghĩ.
Chất Lượng Sống
June 27, 2021 8:49 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Cancel culture là gì? Phổ biến ra sao?
Cancel culture /ˈkæn.səl ˌkʌl.tʃɚ/ (danh từ) là làn sóng bài trừ một nhân vật nổi tiếng khi họ khiến công chúng phật lòng. Cancel culture diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội.Nếu boycott - tẩy chay - là chống đối bằng cách không mua hàng hoặc tham gia biểu tình, cancel culture còn là chấm dứt kết nối của người ấy với cộng đồng, chẳng hạn hủy theo dõi họ trên mạng xã hội. Từ này được coi là phiên bản mở rộng của call-out culture - việc một người bị đánh giá, yêu cầu phải giải trình những việc làm sai của mình ở nơi công cộng.Cancel culture có thể được dịch sang tiếng Việt là "văn hóa xóa sổ".
Năm 2016, Taylor Swift từng là nạn nhân của văn hóa xóa sổ này sau khi Kim Kardashian tung đoạn ghi âm trong quá khứ giữa cô và Kanye West. Những lỗi lầm của nghệ sĩ trong quá khứ cũng dễ dàng bị "đào" và bị cộng đồng mạng bài trừ, với danh nghĩa của cancel culture.Nhiều người cho rằng hủy hoại sự nghiệp của một ai đó là nhân danh công lý. Một số người lại cho rằng đây là việc làm để thỏa mãn tâm lý đám đông.Nhưng văn hóa xóa sổ thực sự có khả năng xóa sổ hoàn toàn những người có quyền lực?"Chúng tôi nghĩ rằng những điều mình làm sẽ thực sự tạo ra điều gì đó, nhưng người xấu thì vẫn xấu, còn những người mong muốn tạo ra sự thay đổi thì vẫn chẳng nhận được gì", Aaron Rose, một nhà tư vấn về sự hòa nhập và đa dạng, cho biết.Rose cùng rất nhiều người không còn ủng hộ cancel culture vì sự độc hại trong cách bài trừ ai đó của một số người. Nhưng theo anh, chúng ta vẫn nên bày tỏ sự tức giận của mình, với niềm mong mỏi rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn, chứ không phải đơn thuần chỉ để thỏa mãn cơn giận và không làm điều gì sau đó.
Xu Hướng Cuộc Sống
September 15, 2020 12:50 PM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cashback - Tiền tiêu đi rồi lại về túi bạn
Tiếng AnhA: Is cashback the main reason for our consumers to use the service?B: Yeah! It's probably the cherry on top.Tiếng ViệtA: Khách hàng sử dụng dịch vụ của (công ty) chúng ta là vì tính năng hoàn tiền đúng không? B: Đúng rồi! Tính năng này chính là một lợi điểm thu hút quan trọng.Sở hữu ngay tài khoản trực tuyến, hưởng ưu đãi 1-0-2 với ACB1. Đăng nhập bằng 1 trong các cách sau:- Truy cập:https://dangkytructuyen.acb.com.vn- Tải app ACB ONE, vào mục “Đăng ký tài khoản mới2. Chọn sản phẩm “Tài khoản trực tuyến” & điền thông tin theo yêu cầu:- Đăng ký thông tin- Thực hiện eKYC định danh khách hàng- Xác nhận thông tin3. ACB cung cấp số tài khoản trực tuyến & mật khẩu để Khách hàng thực hiện ngay giao dịch trên ACB ONE4. Đến ACB CN/PGD: nhận quà khi chuyển đổi tài khoản trực tuyến sang gói tài khoản 1-0-2 với giao dịch đầy đủ hạn mức & chọn màu thẻ theo sở thích
A. Cashback có giá trị về mặt chiến lược duy trì "vòng đời" chi tiêuCác công ty bán lẻ có cashback là để khuyến khích bạn tiếp tục quay lại cửa hàng của họ sau đó và tiếp tục mua hàng. Các sàn thương mại điện tử có hợp tác với bên trung gian chuyên cung cấp dịch vụ cashback là để khuyến khích bạn tiếp tục mua, tiếp tục chi tiền cho họ thay vì đi chi tiền cho đối thủ. Thẻ tín dụng có cashback là để khuyến khích bạn chi tiêu bằng thẻ nhiều hơn.Đây vừa là cách các công ty tạo ra động cơ khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ sớm và thường xuyên, đồng thời đặt nền tảng tạo ra tệp khách hàng mới hoặc thậm chí là “săn trộm” họ từ đối thủ cạnh tranh.B. Cashback phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành tài chínhĐiển hình là xu hướng thanh toán không tiền mặt và ví điện tử.Thanh toán không tiền mặt với các ưu đãi hoàn tiền sẽ là điều kiện lý tưởng để khuyến khích người tiêu dùng thanh toán nhiều hơn ở các kênh thanh toán điện tử.Còn ở khía cạnh ví điện tử, các chuyên gia cho rằng ví điện tử là tương lai cho các giao dịch tài chính và những ông lớn như Google và Apple đang cạnh tranh để dẫn đầu trong lĩnh vực này.Các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng và fintech sẽ nắm bắt cơ hội này để mở rộng mạng lưới khách hàng, bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về "vòng đời" chi tiêu của người dùng cũng như một số các tính năng khác để nâng cao trải nghiệm thanh toán, mua sắm thông minh.C. Lợi ích mang tính trực tiếp cho khách hàngĐối với khách hàng, nhất là với người nghiện mua sắm, hoàn tiền là một lợi ích hấp dẫn (thậm chí hơn cả những loại ưu đãi voucher hay tích điểm) vì tính thanh khoản cao của loại hình này.Theo một khảo sát từ Dosh, 74 % Gen Z nói rằng sẽ chi tiêu nhiều hơn nếu nhận được ít nhất 5% tiền cashback.Tuy nhiên, vẫn còn đó những hoài nghi về lợi ích thực sự mà cashback mang lại. Nhiều khách hàng trẻ cho rằng mức cashback hấp dẫn đồng nghĩa với việc các đơn vị cung cấp dịch vụ - như ngân hàng, có thể bù lại qua nhiều loại phí ẩn khác.May mắn là những hoài nghi này thiếu cơ sở vì các khoản cashback thường được nhiều đơn vị cung cấp tối ưu cho khách hàng.Ví dụ như ngân hàng ACB đã cho ra mắt gói tài khoản ưu đãi hoàn tiền từ nhiều năm trước và năm nay lại gây bất ngờ hơn khi gia tăng giá trị hoàn tiền đến 2% khi chi tiêu tại cửa hàng tiện lợi với các tính năng phục vụ đa điểm chạm của Gen Z."Gen Z cũng là đối tượng tuy trẻ nhưng đã sớm quan tâm đến vấn đề tích lũy cho tương lai, đôi khi không phải chứng khoán hay nhà đất, đối với họ chi tiêu thông minh cũng là đầu tư" - Đại diện ACB cho biết.Theo đó, chỉ sau 1 phút đăng ký sở hữu tài khoản trên nền tảng số ACB ONE, khách hàng được tự do chi tiêu cho điều mình thích với nhiều ưu đãi: hoàn tiền đến 2% cho tất cả các giao dịch tại siêu thị và cửa hàng tiện lợi và 1% cho tất cả các giao dịch còn lại khi thanh toán bằng thẻ ACB Visa Debit kết nối gói tài khoản; miễn phí thường niên thẻ, miễn phí chuyển khoản online và rút tiền ATM tất cả ngân hàng trên toàn quốc.Với mức cashback lên đến 2% dành cho chủ thẻ ghi nợ (ACB Visa Debit), gói tài khoản ưu đãi 1-0-2 hiện được đánh giá sở hữu mức cashback hấp dẫn nếu tính theo nhu cầu chi tiêu căn bản của giới trẻ.Đơn cử, Gen Z rất hay đi cửa hàng tiện lợi mua đồ ăn sáng vì tiện. Nếu trung bình 1 tháng được hoàn tối đa 300 ngàn đồng sẽ tương đương 6 ly trà sữa. Nói cách khác, cảm giác như bạn được thối lại 1-2 ly trà sữa cho mỗi tuần mua hàng.“Thách thức lớn nhất nằm ở việc các khách hàng Gen Z thường không gắn kết hoàn toàn với một ngân hàng nào mà thường có nhiều tài khoản ngân hàng và họ sẽ thay đổi liên tục dựa trên lợi ích mang lại.Do đó, các ngân hàng, bao gồm ACB phải liên tục làm mới mình, thậm chí là đi trước đón đầu thị trường để nắm bắt xu hướng, đáp ứng nhu cầu người dùng với những sản phẩm dịch vụ chất lượng tân tiến nhất" - Đại diện ACB chia sẻ thêm.
Tài Chính Cá Nhân
July 18, 2022 4:38 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Catcall - Lời khen hay sự quấy rối tình dục?
Theo từ điển Merriam - Webster, catcall mô tả hành động hò hét quấy rối tình dục, đưa ra nhận xét khiếm nhã, công kích đến đối tượng một cách công khai.Hai kiểu phổ biến nhất của catcall là huýt sáo (wolf - whistling) và hò hét đưa ra lời bình luận (shout comments). Ngôn từ của catcall rất đa dạng, từ nhạy cảm, thô lỗ đến hoa mỹ, bóng bẩy. Vì vậy, rất khó để dán nhãn các tình huống catcall trong thực tế.Về bản chất, catcalling được xem là hình thức đối tượng hoá. Cụm từ không biểu thị sự tôn trọng, ngưỡng mộ với vẻ đẹp phẩm chất, giá trị đích thực của người phụ nữ. Nó thường nhắm đến vẻ ngoài quyến rũ, hấp dẫn của họ.
Nối gót sự nổi tiếng của bộ phim, tầng lớp thanh thiếu niên bắt đầu đưa hành động từ phim ảnh ra ngoài đời thực. Văn hoá giễu cợt được “ưa chuộng” bởi những bạn trẻ edgy vì cố tỏ ra “cool ngầu”.Hình ảnh phổ biến là một nhóm thanh niên từ 3 đến 5 người tụ tập bên đường hoặc lái xe ngang qua, huýt sáo và châm chọc một cách công khai.Vào năm 2018, chương trình Chân dung cuộc sống (Portray of life) thực hiện bởi VTV4 ghi lại vấn nạn báo động của quấy rối tình dụng nơi công cộng ở Việt Nam.Nghiên cứu chỉ ra hành động catcall là một dạng quấy rối tình dục đường phố (street harassment), nhằm khẳng định vị trí thống trị và lòng tự tôn của nam giới. Tuy nhiên, sự giễu cợt “núp bóng” lời khen này để lại chấn thương tâm lý cho nhiều nạn nhân.
Xu Hướng Cuộc Sống
August 27, 2021 3:34 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Catfight - Không phải mèo đánh nhau, mà là phụ nữ
Catfight là thuật ngữ được dùng để diễn tả những người phụ nữ (thường là 2) đánh nhau hoặc cãi nhau. Nhắc đến catfight, ta có thể liên tưởng đến cảnh họ cào cấu, đấm đá, bứt tóc, thậm chí là xé quần áo của người kia.Nếu hai người phụ nữ muốn “choảng” nhau nhưng không động tay động chân, thuật ngữ này được chuyển thành psychic catfight (đánh nhau bằng tâm lý). Psychic catfight xảy ra khi 2 cô gái “kèn cựa” nhau thông qua cách diễn đạt, nói chuyện với người thứ ba hoặc lườm nhau khi không bị chú ý.
Thuật ngữ catfight bắt đầu phổ biến từ những năm 1940s, khi các phương tiện truyền thông tại Mỹ bắt đầu sử dụng catfight trong văn hóa đại chúng. Các phim ảnh cũng bắt đầu khai thác chủ đề catfight, dẫn đến việc các bộ phim ở thời này thường có cảnh hai người phụ nữ đánh nhau, trong đó có một người tóc vàng và một người tóc nâu.Ngày nay, phong trào nữ quyền (đặc biệt là phong trào #MeToo) bùng nổ khiến thuật ngữ catfight bị hạn chế sử dụng trên truyền thông, do lo ngại hiểu lầm phân biệt giới tính. Dù vậy, với các trang báo lá cải, catfight vẫn là một trong những chủ đề để “kiếm views” quen thuộc. Ta có thể thấy điều này qua việc truyền thông lá cải “đổ dầu vào lửa”, tạo ra mối thù tưởng tượng giữa hai công nương Anh Kate Middleton và Meghan Markle.Màn đấu đá giữa hai hot girl bán hàng online Trang Nemo và Trần My những ngày qua cũng là điển hình của một catfight. Không chỉ đấu khẩu trên mạng xã hội, hai cô gái còn hẹn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn. Và dù cuối cùng cả hai không đánh nhau, nhưng chính những “fans” của họ lại thượng cẳng chân hạ cẳng tay ngay trên sóng livestream, khiến công an phải đến để vãn hồi trật tự.
Xu Hướng Cuộc Sống
January 18, 2022 2:46 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cave syndrome - Bạn có sợ ra ngoài sau giãn cách xã hội?
Cave syndrome /keɪv ˈsɪndrəʊm/ (danh từ) là cảm giác lo sợ khi quay trở lại với nhịp sống và các thói quen xã hội trước dịch COVID-19. Sau gần 2 năm sống chung với các đợt giãn cách xã hội, nhiều người đã quen với cuộc sống gói gọn trong bốn bức tường. Họ lo sợ và tránh né các hoạt động xã giao trước kia, mặc dù đã tiêm phòng đầy đủ.
Khi đã có độ phủ vaccine đáng kể, nhiều nước chuyển từ chiến lược “không COVID” sang thích nghi và chung sống an toàn với dịch. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đa số các địa điểm công cộng đã mở cửa trở lại, hướng tới trạng thái bình thường mới.Tuy nhiên, nhiều người ái ngại trở lại văn phòng sau thời gian dài phong tỏa, thậm chí xin nghỉ việc nếu không được tiếp tục làm từ xa. Vì lo sợ lây nhiễm, họ tránh đến các nơi công cộng dù đã tiêm đủ hai mũi. Bên cạnh đó, giãn cách xã hội ảnh hưởng lớn đến kỹ năng giao tiếp của con người. Một nghiên cứu trên các phi hành gia cho thấy, thời gian dài làm việc trong môi trường cô lập khiến họ trở nên khó xử và sợ hãi trước các tình huống xã giao họ từng cho là bình thường trước kia. Giống như các cơ bị teo nếu không tập gym thường xuyên, các kỹ năng xã hội cũng có thể giảm sút sau thời gian dài không được vận dụng (verywellmind.com).Theo nhà tâm thần học Alan Teo, tâm lý sợ ra ngoài sau phong tỏa không khó đoán, đặc biệt với một thảm họa như đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, càng ở lâu trong “hang động”, bạn sẽ càng khó chui ra. Bạn có thể tham khảo phương pháp MAS (Mindfulness, Attitude và Vision) do bác sĩ Bregman gợi ý để vượt qua nỗi sợ này:Mindfulness (Chánh niệm): Bạn có thể lấy lại sự bình tĩnh bằng các phương pháp chánh niệm như thiền và tập thở. Sau đó, bạn thử liệt kê ra điều gì khiến bản thân sợ hãi việc ra ngoài trở lại. Việc thực hành chánh niệm cũng giúp bạn nhìn nhận tình hình kỹ hơn.Attitude (Thái độ): Một khi đã biết nguyên nhân, bạn cần một thái độ tích cực để xử lý nỗi sợ. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại không khí vui vẻ khi đi chơi với bạn bè trước dịch. Việc suy nghĩ tích cực rằng mình sẽ có lại điều này giúp bạn có thêm động lực ra ngoài.Vision (Tầm nhìn): Việc xác định tầm nhìn sẽ giúp bạn kiên định với quá trình tái hòa nhập, đặc biệt khi có vấn đề xảy ra. Để làm được điều này, bạn có thể đặt ra các thử thách nhỏ rồi nâng dần mức độ. Ví dụ bạn tự mình đi ăn, sau đó đi cùng 1-2 người bạn và cuối cùng là cả nhóm bạn.
Xu Hướng Cuộc Sống
November 24, 2021 2:49 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Celebrity hall pass - Ngủ với sao có phải là đặc quyền?
Celebrity hall pass là tấm vé thông hành cho phép người yêu của mình ngủ hoặc hẹn hò với người nổi tiếng.Đây thường được dùng như một câu đùa giữa những người yêu nhau và là một câu hỏi vui trong nhiều chương trình phỏng vấn tại Mỹ.
Năm 2011, bộ phim Hall Pass được công chiếu đã giúp phổ biến lớp nghĩa bóng của từ này. Trong bộ phim, hall pass dùng để chỉ việc được tạm thời thoát khỏi mối quan hệ hôn nhân và làm mọi thứ mình thích, trong đó bao gồm trải nghiệm tình dục với người lạ. Trong văn hóa đại chúng, mối quan hệ giữa người thường và người nổi tiếng vẫn luôn là chủ đề cho nhiều tác phẩm. Celeb crush cũng là một motif quen thuộc trong các bộ phim dùng để chỉ tình đơn phương đối với người “ngoài tầm với của mình".Tại Mỹ, một số ngôi sao rất cởi mở với truyền thông khi chia sẻ về số lượng fan mình đã ngủ cùng. Trên Reddit, nhiều chuyên mục liên quan tới trải nghiệm tình một đêm với sao cũng gây nhiều chú ý. Theo lý thuyết về các loại quyền lực trong xã hội của John French và Bertram Raven, quyền lực của người nổi tiếng được xếp vào loại không chính thống (informal) khi họ không sở hữu vị trí pháp lý và thẩm quyền. Chính xác hơn người nổi tiếng sở hữu referral power - quyền ảnh hưởng đạt được thông qua sự ngưỡng mộ và yêu mến của những người khác. Quyền lực này chính là tấm vé tha thứ cho những hành vi như phát ngôn phân biệt chủng tộc, thể hiện thành kiến giới, hay thậm chí lạm dùng tình dục của người nổi tiếng.Trong một mối quan hệ, sự mất cân bằng quyền lực diễn ra khi các ngôi sao thì nghĩ họ đang ban phát sự quan tâm, còn người hâm mộ lại đang đắm chìm trong việc được chú ý tới. Giới hạn của sự đồng thuận trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Nhà tâm lý học và chuyên gia phòng chống bạo lực tình dục Elizabeth L. Jeglic cho rằng đây là cách mà dù có chủ đích hay không, sự thiếu trách nhiệm của các ngôi sao có khả năng dẫn đến lạm dụng tình dục hay cưỡng bức người hâm mộ. Một trường hợp gần đây có Ngô Diệc Phàm. Anh có quan hệ cưỡng ép với người dưới tuổi vị thành niên đồng thời cũng là người hâm mộ của mình. Nhận thức được sức ảnh hưởng của những thần tượng, Weibo vừa qua đã xóa bỏ bảng xếp hạng quyền lực các ngôi sao. Theo như Weibo, bảng xếp hạng này đã khuyến khích những tương tác không lành mạnh giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Kiểu “ban ơn" này của các ngôi sao còn được thấy qua việc Katy Perry đã từng đột ngột hôn môi một thí sinh 19 tuổi khi cậu chia sẻ mình đang để dành nụ hôn đầu.Gần đây nhất còn có câu chuyện ca sĩ Jack bị tố cáo “bắt cá” nhiều tay, lợi dụng tình cảm và che dấu việc mình đã có con nhưng vẫn được cộng đồng fan bảo vệ. Có thể thấy celebrity hall pass chỉ là một phần nhỏ trong cách mà quyền lực của nghệ sĩ được dùng như một tấm khiên bảo vệ họ khỏi những hành động đi ngược với chuẩn mực thông thường.
Xu Hướng Cuộc Sống
August 10, 2021 3:34 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cheap moment - Dùng đồ đôi với idol không khó!
Cheap moment (tạm dịch: khoảnh khắc rẻ tiền) là thuật ngữ chỉ khoảnh khắc các fan “tình cờ” diện đồ hoặc sử dụng phụ kiện giống với của thần tượng mình
Cheap moment bắt nguồn từ việc bóc giá quần áo, song giờ đây mở rộng tới gần như bất cứ điều gì liên quan đến thần tượng, từ màu tóc, khuyên tai đến khẩu trang, thậm chí đến món ăn mà thần tượng yêu thích
Xu Hướng Cuộc Sống
July 28, 2023 10:14 AM (UTC)
July 28, 2023 11:08 PM
Chemistry là gì mà khi yêu phải có?
Chemistry có nghĩa đen là hóa học. Trong văn hóa đại chúng, từ này thường được dùng như một phép ẩn dụ để mô tả kết nối vô hình về mặt cảm xúc khi hai người ở bên nhau.Chemistry thường được sử dụng trong các mối quan hệ lãng mạn.
Nghĩa bóng của từ chemistry thường được dùng phổ biến để nói về các cặp đôi trong phim ảnh. Ngày nay, bạn dễ dàng gặp những bài báo có tít đại loại như là “Top 10 movie couples with the best chemistry” (Top 10 cặp đôi có phản ứng hóa học đỉnh nhất màn ảnh). Hai người bạn diễn có “good chemistry” đồng nghĩa với việc họ tương tác tốt với nhau trong vai diễn.Tương tự từ “hợp” trong tiếng Việt, chemistry được yêu thích bởi một cách ngắn gọn nó lột tả được những cảm xúc mơ hồ mà chúng ta không thể cầm nắm hay cắt nghĩa rõ ràng. Mỗi người sẽ có một định nghĩa thế nào được gọi là "có chemistry" cho riêng mình. Trong một bài viết trên blog cá nhân, Mark Manson đã mô tả “Khi bạn có chemistry với ai đó, họ lúc nào cũng luẩn quẩn trong đầu bạn, cũng như độc chiếm khoảng thời gian rảnh rỗi mà bạn có. Bạn trò chuyện cùng họ đến sáng mà cảm thấy như mới một giờ trôi qua. Khi điện thoại đổ chuông, bạn hy vọng đó là họ. Bạn sẽ không ngừng tự hỏi họ đang nghĩ gì?".Chemistry là điều không thể thiếu khi một tình yêu chớm nở. Nhưng để duy trì một mối quan hệ lâu dài, chỉ chemistry thôi thì không đủ. Nếu chỉ có kết nối về cảm xúc mà thiếu đi tương thích (compatibility), tức sự tương đồng về niềm tin cốt lõi, hệ giá trị và những ưu tiên trong cuộc sống, mối quan hệ sẽ sớm trở nên bất ổn. Bởi khi hai người quá khác biệt về quan điểm sống, hành vi của người này dễ trở nên vô lý với người kia. Từ chemistry thường được dùng để nói về các mối quan hệ lãng mạn. Tuy nhiên, nếu hiểu chemistry theo cách đơn giản là “hợp nhau”, từ này còn có thể dùng để chỉ những mối quan hệ khác ngoài phạm vi yêu đương như gia đình, thầy trò, đồng nghiệp,...
Thương
May 16, 2021 4:28 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Cheugy là gì? Ai rồi cũng cheugy?
Cheugy (tính từ) nghĩa là lỗi thời, hoặc bình thường/không có gì đặc biệt, dùng để nói đến lối sống hoặc phong cách thẩm mỹ của một người nào đó. Đặc biệt là khi họ đã từng rất sành điệu vào thời trung học, và vẫn giữ gu ăn mặc đó tới tận bây giờ. Từ này còn có thể được dùng với sự vật, sự việc để chỉ những thứ “đi lạc” thời đại. Chẳng hạn như: quần thụng, áo cánh ngắn, tóc bờm sư tử, quần bó lửng mặc cùng váy...Dù có rất nhiều thứ “cheugy” đi liền với hình ảnh của các phụ nữ thuộc thế hệ Millennial, cách dùng từ cheugy hoàn toàn không giới hạn về giới tính, tuổi tác, và không phải lúc nào cũng mang hàm ý tiêu cực, mỉa mai. Danh từ của cheugy là cheug.
Tính từ cheugy được “truyền bá” giữa các bạn học cùng lớp của Rasson, sau đó lan ra khuôn viên trường qua các buổi trại hè, rồi thậm chí thoát ra khỏi ranh giới nước Mỹ. Theo thống kê của Google Trends, ngoài Mỹ, một bộ phận cư dân mạng tại New Zealand và Australia cũng đang tích cực sử dụng từ này. Cheugy chỉ chính thức nổi tiếng trên mạng sau khi xuất hiện trong một video TikTok, đăng vào ngày 30/03/2021 bởi Hallie Cain (24 tuổi, copywriter tại Los Angeles).Tại đây cô “giới thiệu” đến khán giả của mình một tính từ mà cô và bạn bè vẫn hay sử dụng để mô tả “kiểu người kết hôn khi (mới) 20 tuổi”, hay các đồ vật có vibe “nửa mùa” giống như những người kết hôn quá sớm - một nửa già dặn, một nửa ngây thơ. Giữa xu hướng hưởng ứng từ vựng mới, vẫn có một nhóm người lên án việc sử dụng từ cheugy, cho rằng đây là một hình thức công kích cá nhân. Tuy nhiên, theo tác giả Ej Dickson của tờ RollingStone, đây là một hiểu lầm. Dù cheugy có hàm ý tiêu cực nhẹ, nhưng không phải trong tất cả các trường hợp, cheugy là từ bắt nạt. Một hành động hay lời nói chỉ bị quy vào tội bắt nạt khi nó sử dụng một đặc điểm nhân dạng để đem ra làm trò đùa, chẳng hạn như việc gọi ai đó mang giày đế xuồng là “cheugy” trong khi kiểu giày này được xem là một phần định nghĩa nên con người họ. Vẫn có nhiều người tự nhận mình là cheugy một cách tự hào. Abby Siegel, một cư dân mạng chia sẻ rằng: “Ai cũng có thể đang sở hữu một món đồ cheugy trong tủ đồ ở nhà. Chúng tôi không có ác ý. Đó chỉ là một từ vui vẻ mà chúng tôi sử dụng giữa bạn bè với nhau.”Cho những ai còn lo lắng về việc bị gọi là “cheugy”, lời tâm sự của Hallie Cain có lẽ sẽ trấn an: Thời trang có tính luân hồi - “Lúc tôi biết đến từ vựng này vào năm 2015, quần jeans đáy trễ được coi là một món “cheugy”, nhưng giờ thì nó lại thành một món thời thượng, chẳng thể gọi là “cheugy” nữa.”Mặt khác, theo nhà ngôn ngữ học Gretchen McCulloch, chính từ “cheugy” đến một lúc nào đó cũng sẽ trở nên “cheugy”, không còn hợp thời nữa. Trước cheugy, đã từng có các từ gần nghĩa với nó như unhip, passé, dadcore/momcore... với các sắc thái nghĩa tương đối khác nhau, do hoàn cảnh ra đời khác nhau. Chúng phản ánh nhu cầu được đổi mới, và thể hiện bản thân của con người.
Xu Hướng Cuộc Sống
May 7, 2021 8:20 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Childfree - Không cần trở thành cha mẹ để tìm thấy hạnh phúc
Theo từ điển Merriam Webster, childfree xuất hiện từ trước những năm 1901. Tới những năm 1970, giới học thuật bắt đầu dùng chữ voluntarily childless nhiều hơn để nhấn mạnh về tính tự nguyện khi nghiên cứu về hiện tượng không có con hay tỉ lệ sống độc thân tăng cao.
Những năm gần đây, xu hướng kết hôn nhưng không có con cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế khi trong 30 năm trở lại, tỷ lệ sinh giảm và nhóm người trẻ ở thành thị chọn không có con cũng gia tăng. Vấn đề này nhận lại nhiều chỉ trích khi có nguy cơ làm già hóa dân số.Thật ra, đây là phong trào xuất hiện ở nhiều nước. Chính phủ Trung Quốc cũng đang phải hối hận vì chính sách một con. Nhật Bản thì nhiều năm phải đối mặt với tình trạng dân số già. Lựa chọn không có con luôn nhận nhiều chỉ trích từ xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đã có đủ cảm thông để thật sự hiểu lý do tại sao một người chọn không có con?Trên Reddit, cộng đồng những người chọn lối sống childfree cũng rất phổ biến lên tới từ 92,5 nghìn cho tới 1,4 triệu thành viên. Đây là những cộng đồng lành mạnh những người chọn lối sống không con cái cùng nhau chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho nhau. Báo Guardian cũng đã có một loạt bài tiểu luận nói về chủ đề childfree.Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người không muốn có con vì họ sợ rằng tương lai phía trước qua tăm tối và không đủ tốt để nuôi dạy một đứa trẻ. Đặc biệt trong thời điểm vừa qua, COVID-19 đã tạo ra “coronababies", những đứa trẻ sinh ra trong thời bệnh dịch.Đại dịch đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng, xã hội trở nên bất ổn, vật giá leo thang khiến chi phí phải nuôi lớn một đứa trẻ tăng cao. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ trẻ trung lưu phải đắn đo. Nỗi lo của người làm cha mẹ bị khuếch đại hơn bao giờ hết.Làm phép nhẩm tính, Sain Cain, người kiểm duyệt nội dung của báo Guardian nói rằng nếu được ra đời năm 2020, đứa con của cô sẽ được 10 tuổi khi mà một phần tư số côn trùng trên thế giới này biến mất. Và khi con cô 30 tuổi, bằng tuổi cô bây giờ, nó sẽ phải chứng kiến hơn một nửa sinh vật trên Trái Đất này tuyệt chủng.Nhiều phụ nữ chọn không sinh con cho tới khi những vấn đề về môi trường phải được giải quyết ổn thỏa. Những người này là gọi mình là BirthStrikes. Những đứa trẻ thường được gắn liền với những hy vọng và sự thay đổi. Nhưng liệu có công bằng khi chúng được sinh ra vào khi Trái Đất đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đây là lý do mà Greta Thunberg đã từng phẫn nộ hỏi rằng “Tại sao lại tìm đến những đứa trẻ như một niềm hy vọng, tại sao các người dám?”.Tương tự ở Việt Nam, “bé thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con" là câu nói phổ biến trong đời sống Việt. Trẻ em vẫn thường được xem như một khoản đầu tư và bảo hiểm về già đối với nhiều gia đình.Với vài nhà hoạt động về môi trường, họ bị đặt ở giữa thế khó khi việc đẻ ra một đứa trẻ đồng nghĩa với làm tăng lượng bước chân carbon và rác thải. Đây là những gì níu chân một BirthStriker trong việc có một đứa con.Khi một người đứng trước quyết định không có con, họ phải đối diện với nhiều định kiến và trách móc, cho rằng đó là một điều đáng xấu hổ và ích kỷ. Lựa chọn không có con cũng thường bị đánh đồng với việc không có khả năng sinh con.Trong lịch sử, nhiều bộ luật của các nền văn hóa khác nhau cũng cho phép đàn ông có quyền có thêm vợ hoặc người tình nếu người vợ không đẻ được con. Trách nhiệm của việc sinh đẻ vẫn gắn liền với người phụ nữ, được coi như là thiên chức mà họ không thể chạy trốn được.Ngay cả trong thời hiện đại, nhiều phụ nữ dù đã chọn cho mình lối sống childfree, nhưng khi hỏi tới lý do, họ luôn ngại trả lời thẳng rằng "tôi chỉ không muốn". Dù ít hay nhiều, định kiến xã hội vẫn luôn kéo chân họ đưa ra những lựa chọn vì bản thân.Mỗi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và đối với một số người việc có con không đem lại hạnh phúc cho họ. Lựa chọn cá nhân này không đồng nghĩa với việc bài trừ những người muốn có con hay phê phán lối sống truyền thống. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cũng đã nói rằng, có những người muốn có con và không có con, nhưng những trường hợp này cũng sẽ chẳng nhiều tới mức đe dọa tới sự tồn vong của xã hội.
Xu Hướng Cuộc Sống
March 7, 2022 11:08 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Christmas creep là gì? Giáng sinh về tới nhà bạn chưa?
Christmas creep /ˈkrɪsməs kriːp/ (danh từ) là hiện tượng mùa Giáng sinh bắt đầu sớm trong năm, do hoạt động trưng bày, quảng cáo, thương mại của các cửa hàng bán lẻ.Tại Bắc Mỹ và một số nước châu Âu, người dân có thể chứng kiến ‘Christmas creep’ ngay sau kỳ nghỉ hè kết thúc (vào khoảng tháng 9). ‘Creep’ không chỉ được thấy ở mùa Giáng sinh mà còn thường thấy ở những ngày lễ khác trong năm, chẳng hạn như dịp Tết, hoặc Trung Thu (tại Việt Nam).
Sự phát triển của chủ nghĩa tiêu dùng tại Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 khiến Christmas creep gần như chưa bao giờ hạ nhiệt kể từ khi xuất hiện. Dù vậy, có đến 71% người Mỹ không thích Christmas creep. Không khí mua sắm kéo dài thường khiến họ chi tiêu mạnh tay hơn.Đến năm 2007, hiện tượng này dần trở nên phổ biến bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, nhờ:Làn sóng toàn cầu hoá thứ 3 bắt đầuSự bành trướng của các công ty công nghệ, kẻ dẫn đầu trong dẫn dắt hành vi tiêu dùngNăm 2020, dù kinh tế khó khăn, Christmas creep vẫn là một phương thức kích cầu được tin dùng, thậm chí còn được thực hiện sớm hơn so với năm trước.Các hãng bán lẻ đã nhanh chóng thay đổi để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Họ tập trung mở cửa các kho trữ hàng lớn, hoặc thuê thêm nhiều nhân công hơn để gói đồ, vận chuyển hàng thật nhanh cho các đơn hàng trực tuyến. Chỉ trong ngày Black Friday và tuần lễ công nghệ, Amazon đã thu về 4.8 tỷ đô-la, tăng 60% so với năm 2019.Các tờ báo lớn như The Atlantic, Telegraph UK và ABC News đều đã đăng nhiều bài viết giải thích chiến lược marketing này của các công ty, nhưng các tranh cãi về việc đây có phải là một vấn đề cần giải quyết vẫn còn đó. Một số người cho rằng Christmas creep không hẳn là xấu. Ngay từ tháng 3 họ đã mong chờ đến Giáng sinh, và chuẩn bị dần cho khoảnh khắc đặc biệt nhất trong năm.
Xu Hướng Cuộc Sống
December 17, 2020 10:26 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Chroming - Hít một hơi, coi chừng “tạch” như chơi
Đây là thuật ngữ chỉ hành vi hít các hóa chất độc hại trong một số đồ gia dụng để nhanh chóng “thăng hoa”
Theo Trung tâm Cai nghiện Quốc gia Hoa Kỳ (AAC), chroming khá phổ biến ở nhóm tuổi 16-24, cũng như các nhóm đối tượng ít có khả năng tiếp cận chất cấm
Xu Hướng Cuộc Sống
May 29, 2023 2:28 AM (UTC)
July 16, 2023 12:24 AM
Climate doomism - Biến đổi khí hậu là định mệnh không thể tránh?
Climate doomism là niềm tin cực đoan rằng con người bất lực trước đổi khí hậu. Người theo tư tưởng này là climate doomer, thuộc nhóm “người bất hoạt” (inactivist).Cùng trường phái với xu hướng này phải kể đến climate denialism, chủ nghĩa phủ nhận - cho rằng con người không phải là tác nhân của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thuật ngữ climate fatalism (thuyết định mệnh) tin rằng con người không thể thay đổi định mệnh của tự nhiên.Những lối suy nghĩ này có phần tương đồng với nhau và đều khiến nhiều người quan ngại khi mục đích của nó đi ngược lại với nỗ lực bảo vệ môi trường của thế giới.Tháng 5 vừa qua, chúng ta vừa phải đón nhận một tin không vui khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng kỷ lục, cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp.Sự nóng lên toàn cầu là một trong những sự kiện “đen tối” giữa rừng thông tin hỗn loạn khác: đại dịch, chiến tranh, lũ lụt, bạo lực, mạt sát. Viễn cảnh này không khỏi khiến nhiều người cảm thấy bi quan về tương lai của nhân loại.
Tiếng AnhA: These days, I keep wondering how long it will take for humans to win against climate change. I suddenly find the future of our Earth so uncertain.B: Oh, It seems that you are having climate doomism.Tiếng ViệtA: Dạo này tớ cứ thắc mắc con người phải nỗ lực đến bao giờ mới thắng được biến đổi khí hậu. Mà tự dưng thấy tương lai của Trái Đất mông lung quá.B: Vậy chắc là cậu đang rơi vào tư tưởng diệt vong khí hậu rồi.
Bảo Vệ Môi Trường
June 9, 2022 8:41 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Clout chaser - Theo đuổi tiếng tăm nhưng nhầm đường lạc lối
Clout chaser /klaʊt ˈtʃeɪsər/ chỉ kiểu người theo đuổi sự nổi tiếng và quyền lực một cách bất chấp. Từ này thường dùng trên không gian mạng, nơi sự chú ý được đong đếm và có thể kiếm lời.Trên mạng xã hội, các clout chaser thường khoe những hình ảnh “giả trân,” khác xa con người thật để chiếm được tình cảm của số đông. Hoặc họ có thể hưởng ké tiếng thơm nhờ việc tương tác với những người có tầm ảnh hưởng hơn.Điểm khác biệt của clout chaser với những người mong muốn thành công đơn thuần nằm ở sự thiếu trung thực và không màng hậu quả. Giữa thời buổi lên ngôi của những nền tảng như YouTube, Facebook, Tiktok, một số clout chaser lợi dụng lỗ hổng trong việc kiểm duyệt, tạo ra nội dung “bẩn,” tin rác, quảng cáo bất chấp nhằm câu view, kiếm chác.Một số thuật ngữ tương tự như clout chaser, có thể kể đến clout leech (con đỉa bám fame), poser (kẻ khoe mẽ), performative activist (nhà hoạt động biểu diễn), attention seeker (kẻ tìm kiếm sự chú ý).
Năm 2019, Cardi B nhắc đến những chiêu trò nổi tiếng trong bài Clout. Đoạn điệp khúc “Họ làm mọi thứ để nổi tiếng (mọi thứ)” lặp đi lặp lại nhằm châm biếm căn bệnh Instagram, những kẻ lập dị, điên rồ trên các bài tweet.Snoop Dogg cũng từng cho ra mắt chương trình tài liệu mang tên Clout Chaser để vạch trần những kẻ đánh bóng tên tuổi bằng cách lợi dụng và tạo tài khoản giả. Dù gây nhiều tranh cãi nhưng nhờ chương trình, cụm từ này được biết đến nhiều hơn.Trên Tiktok, các video gắn hashtag #clout và #cloutchaser đang tung hoành với hơn tỷ lượt xem. Clout cũng xâm chiếm kho sách self-help với đa dạng chủ đề như Clout: The Art and Science of Influential Web Content, Clout: Finding and Using Power at Work, và Clout: Discover and Unleash Your God-Given Influence.Có thể nói sự phát triển của Internet là chất xúc tác cho xu hướng “đi săn” danh tiếng. Mạng xã hội trở thành một thảm đỏ rộng mở. Ai cũng có thể nổi tiếng nhưng không phải ai cũng nổi tiếng đúng cách. Một ví dụ nổi bật là những người kiếm danh dựa vào việc chỉ trích, hay thậm chí, body shaming người nổi tiếng.Về nguyên nhân chủ quan, clout chaser có thể đang cố bảo vệ lòng tự trọng trước sự phân biệt thứ cấp (rankism). Bảng xếp hạng mức độ nổi tiếng giờ đây không chỉ dành cho người của công chúng. Độ “viral” và những con số là thước đo vị thế cao, thấp, đôi khi để định giá lợi nhuận.Những yếu tố từ môi trường nuôi dưỡng cũng tác động đến nhu cầu gây chú ý. Lớn lên với sự khinh thường, hạ thấp sẽ thúc đẩy mong muốn chứng minh bản thân. Hoặc một tuổi thơ được dành mọi sự quan tâm sẽ tạo quán tính duy trì vị thế ấy khi trưởng thành. Ngoài ra, clout chaser còn gắn liền với người ái kỷ. Cả hai đều làm mọi thứ để trở thành trung tâm.Có một số trường hợp clout chaser là những người gặp bất ổn tâm thần. Người rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách giới thường mất kiểm soát về hành vi và cảm xúc, dẫn đến những hành động quá khích, khác thường, thu hút nhiều sự chú ý.
Văn Hoá Đi Làm
May 24, 2022 8:19 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cold feet - Đã bao giờ bạn mong muốn được "quay xe"?
Theo từ điển Merriam – Webster, cold feet là cụm từ được sử dụng khi bạn chuẩn bị làm một việc nhưng lại quá lo lắng và sợ hãi đến nỗi muốn buông bỏ mặc dù đã lên kế hoạch kỹ lưỡng trước đó.Thành ngữ “get cold feet” mang ý nghĩa giống từ “chùn chân” trong tiếng Việt.
Hiện nay cụm từ cold feet được sử dụng phổ biến nhất khi nói về cảm xúc sợ hãi, lo lắng, muốn chạy trốn của cô dâu/chú rể ngay trước đám cưới. Có rất nhiều bộ phim Mỹ nhắc đến cụm từ này khi nhân vật bị hoảng loạn và định bỏ trốn ngay trước lễ cưới, như Barney trong series How I met your mother, Maggie trong phim Runaway Bride hay Mr. Big trong Sex and the City.Không chỉ trên phim ảnh, "get a cold feet" trước thềm đám cưới cũng xảy ra ngoài đời. Tờ Insider đã có một bài viết tổng hợp những câu chuyện "chùn chân" từ Reddit: "10 ngày trước khi cưới tôi đã nhận ra đó là một sai lầm nhưng cố thuyết phục là mình chỉ 'chùn chân' và bị níu kéo bởi số tiền cọc lẫn tiền đi lại của khách mời. Bây giờ chúng tôi ly hôn rồi.""Trong lúc đợi chị tôi, anh rể bảo là cần đi toilet và đi ngược ra phía sau nhà thờ. Một phút sau, tôi chợt nhận ra là toilet không nằm ở hướng đó, thế là tôi đi tìm nhưng chẳng thấy. Chúng tôi không nghe tin gì trong suốt 3 ngày, và sau đó thì biết anh ta đang ở châu Âu.""Cả lớp tôi đi dự đám cưới của cô giáo lớp bốn. Chú rể quyết định từ bỏ khi cô dâu đã đi được 3/4 lễ đường.""Mục sư hỏi: 'Anh có lấy người phụ nữ này làm vợ không?' Chú rể nhìn cô dâu, rồi lại nhìn mục sư, và nói 'Không.'""Vào ngày cưới, tôi đã trốn trong phòng trưng bày phía trên của nhà thờ.""Tôi vẫn cưới anh ta dù nội tâm gào thét. Cuộc hôn nhân 13 tháng đã dạy tôi lắng nghe trực giác của mình."Ngoài ra, cold feet cũng được sử dụng để diễn tả cảm giác quá lo lắng và hồi hộp trước khi bước vào một sự kiện mà bạn đã chuẩn bị tinh thần từ lâu, như buổi phỏng vấn, kỳ thi hay bài thuyết trình.Khi chúng ta gặp tình trạng căng thẳng, cơ thể sẽ tự kích hoạt giải phóng hormone adrenaline vào trong máu (Nguồn: medicalnewstoday.com). Hormone này sẽ làm cho các mạch máu ngoại vi co lại và làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận ngoài cùng của cơ thể như tay, chân. Phản ứng này giúp máu được tập trung vào những bộ phận quan trọng hơn như não hay nội tạng, để dự trữ năng lượng và bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương mà tình trạng căng thẳng gây ra.
Xu Hướng Cuộc Sống
September 28, 2021 9:57 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Collateral Damage: Thực tế bi thảm của thảm họa thiên nhiên
Collateral damage là các tổn hại ngoài ý muốn, gây ra bởi sự kiện thảm khốc như chiến tranh, xung đột vũ trang hay thảm họa tự nhiên. Chúng có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn ở cả mức độ cá nhân lẫn xã hội.Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự, nhấn mạnh thiệt hại chiến tranh đối với dân thường, tài sản và cơ sở hạ tầng.Cụ thể, một chiến dịch không kích nhằm vào cơ sở quân sự có thể gây ra các thiệt hại không lường trước như giết chết và làm bị thương dân thường, tàn phá nhà cửa, trường học và bệnh viện.Collateral damage thường được coi là một khái niệm trung lập và khách quan khi đề cập đến các hậu quả không mong muốn của chiến tranh. Tuy vậy, việc sử dụng thuật ngữ này cũng gặp phải rất nhiều chỉ trích. Nhiều học giả phê phán rằng đây chỉ là hình thức “nói giảm nói tránh,” và không phản ánh chính xác tính chất thảm khốc của các chiến dịch quân sự.Bên cạnh đó, collateral damage cũng được dùng trong bối cảnh các thảm họa tự nhiên tác động đến cuộc sống con người. Các thảm họa như động đất, sóng thần, lũ lụt không chỉ gây thiệt hại trước mắt về người và của, mà còn có nguy cơ làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội như nghèo đói, xung đột chính trị và bất bình đẳng cho các quốc gia chịu ảnh hưởng.Gần đây nhất, thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã gây ra những hậu quả thảm khốc, khiến hơn 33.000 người thiệt mạng cùng hàng chục ngàn người khác bị thương.Những người sống sót sẽ tiếp tục phải đối mặt với các “tổn hại thứ phát,” khi các vấn đề như xung đột vũ trang, mất an ninh lương thực, bất bình đẳng trở nên càng trầm trọng.
Trong cả lĩnh vực quân sự lẫn thảm họa tự nhiên, hậu quả không lường trước là điều không thể tránh khỏi. Chính bởi tính tất yếu, phổ biến, có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng, đây trở thành một chủ đề được thảo luận và tranh cãi rộng rãi khắp thế giới.Thứ nhất, trong lĩnh vực quân sự, chủ đề này làm dấy lên hàng loạt chất vấn đạo đức và luật pháp. Câu hỏi đặt ra là đâu là lý do biện minh cho hành động gây tổn hại đến những bên không liên quan đến cuộc chiến? Đồng thời, liệu việc gây hại cho người dân vô tội nhằm phục vụ mục tiêu chung, có khi nào được chấp nhận hay không?Những vấn đề này trở thành trọng tâm của các hệ thống Luật pháp quốc tế và chiến lược quân sự. Trong đó, mục tiêu tối thượng đặt ra là hạn chế tối đa ảnh hưởng của các hậu quả không lường trước. Cụ thể như bảo vệ người dân vô tội khỏi ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và xung đột.Cùng với đó, việc sử dụng thuật ngữ này cũng trở thành nguồn cơn gây tranh cãi. Đây được coi như một nỗ lực hạ thấp ảnh hưởng nghiêm trọng của các hoạt động quân sự đến người dân.Bên cạnh đó, những hậu quả này trở thành một phần không thể tránh khỏi, và từ đó có thể trở thành hình thức trốn tránh trách nhiệm của các bên liên quan.Thứ hai, các thảm họa tự nhiên có thể gây ra tác động lâu dài và sâu sắc tới các cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng. Chính từ đây, vấn đề này đòi hỏi các chính phủ cần có các chính sách để khắc phục thiệt hại, hỗ trợ phát triển trải dài trên nhiều lĩnh vực đời sống.Nhìn chung, thiệt hại không lường trước trở nên phổ biến bởi nó gắn liền với hàng loạt các vấn đề trọng tâm như đạo đức, chính trị và chính sách nhân đạo. Chủ đề quan trọng này đòi hỏi hàng loạt các thảo luận nhằm khắc phục hoặc hạn chế hậu quả do chiến tranh và thảm họa tự nhiên gây ra.Bản thân thuật ngữ “collateral damage” cũng gây tranh cãi vì những xung đột xoay quanh việc sử dụng và ý nghĩa tiêu cực mà cụm từ này mang lại.
Xu Hướng Cuộc Sống
February 15, 2023 7:19 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Con artist – Đâu là điểm chung của các bậc thầy lừa đảo?
Con artist là người lợi dụng lòng tin của người khác, khiến nạn nhân tin vào những lời nói dối để trục lợi. “Con" ở đây tới từ confidence trick. Tiến sĩ Tâm lý học Maria Konnikova giải thích, khi nạn nhân có niềm tin vào một điều gì đó tới mức quá tự tin, họ sẽ không mảy may nghi ngờ và dễ dàng rơi vào mánh khóe của con artist.Vụ việc bác sĩ giả Nguyễn Quốc Khiêm là một ví dụ cho tâm lý này. Bằng việc giả mạo bằng cấp, giấy tờ và cả chức vụ, người này thành công giả danh bác sĩ để chữa bệnh cho F0 trong khu điều trị cách ly.Trong quá trình chống dịch gấp rút, trường Đại học Y Dược đã tin tưởng vào tinh thần tự nguyện của sinh viên. Vậy nên họ đã không xác minh lại thẻ sinh viên với dữ liệu của nhà trường, hay thậm chí lường trước tình huống có người giả mạo.Dù cho tới hiện tại bác sĩ giả này nói rằng mình không có ý định trục lợi, tuy nhiên cách thức anh lấy sự tín nhiệm của đồng nghiệp và báo chí có nhiều điểm tương đồng với một con artist.Thực ra việc giả danh thành bác sĩ rất phổ biến trên thế giới. Bên cạnh lý do tiền bạc thì những kẻ giả mạo này có thể đổi lại được cảm giác thỏa mãn khi nhận được sự công nhận của người khác, nhất là khi bác sĩ vốn là một nghề cao quý.
Vừa qua Netflix đã cho ra mắt series phim Inventing Anna dựa trên một con artist nổi tiếng Anna Sorokin. Dù còn trẻ, Anna đã thành công bước chân vào giới thượng lưu với cái danh người thừa kế tới từ nước Đức, để rồi thực hiện các hành vi lừa đảo.Bản thân con artist cũng luôn là đề tài cho văn hóa đại chúng. Một trong số đó phải kể tới bộ phim Catch me if you can kể về hành trình phạm tội của Frank William Abagnale, kẻ có nhiều gương mặt và nghề nghiệp. Hay Jordan Belfort, kẻ thao túng thị trường chứng khoán Mỹ nổi danh trong bộ phim The Wolf of Wall Street.Điểm chung của những kẻ lừa đảo này chính là khả năng thuyết phục và thao túng. Các nhà tâm lý học cho rằng họ có xu hướng machiavellianism, một đặc điểm tính cách của những người sẽ thao túng người khác cho đến khi đạt được mục đích. Những người này đề cao tiền bạc hơn các mối quan hệ, đồng thời họ cũng không thấy có lỗi khi lừa người khác.Maria Konnikova đã so sánh con artist như một nhà tâm lý học. Cô cho rằng những kẻ này không thực sự cướp lấy thứ gì từ nạn nhân, thay vào đó thuyết phục họ tự nguyện trao tài sản.Một trong những cách phổ biến là đánh vào tâm lý muốn giúp người khác của nạn nhân. Con artist sẽ đặt chúng ta vào tình thế phải giúp đỡ họ, từ đó trục lợi. Đây cũng là cách mà Anna Sorokin đã làm với những nạn nhân của mình và khiến họ tự nguyện chi trả cho cô.Tại Việt Nam, hình thức này phổ biến hơn trong lĩnh vực đầu tư hoặc kinh doanh đa cấp. Những nạn nhân cũng thường được thuyết phục khéo léo, hay đặt vào tình huống khiến họ phải tự nguyện đưa tiền cho kẻ lừa đảo. Bản thân các hình thức đa cấp (ponzi scheme) cũng được tạo ra bởi một con artist là Charles Ponzi.Theo thời gian, dù con người có trở nên cẩn trọng hơn thì con artist cũng tìm cách tinh vi hơn để luồn lách qua khe hở của các hệ thống nhằm thực hiện trò lừa đảo của mình.
Tâm Lý Học
February 23, 2022 11:11 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Copypasta: "Văn mẫu" trường tồn của Internet
Đến tháng 09/2009, một sub-reddit mang tên r/copypasta được thành lập và nhanh chóng hội tụ được nhiều đạo sĩ có niềm đam mê với văn mẫu. Trong vòng 12 năm, r/copypasta thu nhận được 78,000 con người nhiệt huyết ngày ngày tạo ra và lan truyền đủ các thể loại văn mẫu từ văn bản, hình ảnh cho tới cả video.Từ một tiếng lóng lâu đời trên Internet, copypasta đã chính thức được cấp giấy khai sinh khi được đưa vào từ điển Merriam-Webster vào năm 2021. Về bản chất, copypasta có thể được xem như một meme khi mỗi văn bản được tái sử dụng, thường có một câu chuyện đằng sau đó. Chính vì tính chất “inside joke” (trò đùa của những người trong cuộc) mà các văn bản copypasta thường được lưu truyền rộng rãi.Để dễ hiểu hơn ta có thể lấy ví dụ bằng văn mẫu nổi tiếng tại cộng đồng Việt Nam: “Cất poster vào góc”. Đoạn văn này tới từ confession của một fan đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng khi biết thần tượng Kang Daniel của mình đã có người yêu. Không dừng lại ở đó, văn mẫu “cất poster" nhanh chóng được lan rộng và áp dụng cho nhiều thần tượng khác.Cộng đồng mạng Việt Nam cũng rất “ưu ái" sử dụng văn mẫu để đi khẩu chiến trên mạng. Có hẳn cả một trang web được lập ra chỉ để phục vụ cho việc tổng hợp văn mẫu các thể loại như: công kích weeaboo hay thể hiện khiếu hài hước. Từ những văn bản dài lê thê, văn mẫu giờ đây có thể rút ngắn lại với mẫu câu như: “Bạn là nhất", "Hải quay xe".Bên cạnh đó, người nổi tiếng cũng có thể là người thổi bùng trào lưu văn mẫu như Sơn Tùng MTP. Bài hát "Chúng ta của hiện tại" nhanh chóng biến thành một mẫu câu dùng cho trường hợp chia tay.Tính chất lan truyền của copypasta thường xuất phát ở các diễn đàn. Vậy nên, đa phần các loại văn mẫu nổi trội cũng đều tới từ những diễn đàn lớn như vozForums. Gần đây nhất phải kể tới mẫu câu "Thằng Em Sinh Năm 96, Học IT". Đi kèm với bộ văn mẫu này chính là meme nổi tiếng "300 bài code thiếu nhi".Tuy nhiên, bên cạnh những văn mẫu tồn tại như một meme vô hại thì copypasta còn có thể được sử dụng như công cụ lan truyền văn hóa, quan điểm chính trị hay dùng với mục đích cancel culture. Điều này tạo ra tính hai mặt cho một trong những trò đùa lâu đời tồn tại trên Internet.
Copypasta là các thông tin, thường mang dạng văn bản, được nhiều người sao chép và tái sử dụng ở khắp mọi nơi trên Internet. Khái niệm này là sự kết hợp giữa 2 từ copy và paste, 2 lệnh quen thuộc đối với những người sử dụng máy tính.Các văn bản kiểu này đôi khi được đánh đồng với những tin nhắn spam hay tin rác. Một người em họ hàng xa khác của copypasta chính là creepypasta hay những câu chuyện kinh dị được lưu truyền trên Internet.Nghe có vẻ xa lạ, tuy nhiên copypasta tồn tại ở Việt Nam với cái tên "văn mẫu". Thậm chí có cả một cuộc thi sáng tác văn mẫu mang tên #vanmauchallenge cũng xuất hiện tại hội nhóm như Trại tâm thần đa ngôn ngữ.
Xu Hướng Cuộc Sống
January 6, 2022 3:17 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cougar là gì - Khi chuyện tình “chị đẹp và trai trẻ” vượt qua định kiến xã hội?
Cougar thường chỉ người phụ nữ độ tuổi 40 - 50 đang trong một mối quan hệ với người đàn ông nhỏ tuổi hơn mình. Người Việt Nam vẫn bông đùa gọi họ là “bà già lái máy bay”. Bên cạnh cougar còn xuất hiện những thuật ngữ khác như puma (phụ nữ dưới 40 tuổi) hoặc sugar mommy. Cougar có nghĩa gốc là tên gọi của loài báo sư tử ở vùng Bắc Mỹ.
Năm 2002, cuốn sách self-help "Cougar: A Guide for Older Women Dating Younger Men” ra mắt, trong đó điểm mặt những tiêu chuẩn kép mà xã hội áp đặt lên nữ giới.Hình tượng cougar dần xuất hiện dày đặc trong văn hóa đại chúng, được nhìn nhận rõ nhất qua phim ảnh, như ‘Sex and the City’ (1998–2004), ‘The Boy Next Door’ (2015) hay như chương trình thực tế ‘The Cougar’. Khán giả trong nước hẳn không xa lạ với ‘Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi’ của Son Ye Jin năm 2018 hoặc gần nhất là “Chị trợ lý của anh” năm 2019, đóng chính bởi Mỹ Tâm và Mai Tài Phến.Với công chúng, chuyện tình lệch tuổi chưa bao giờ hết sức hút. Khi Ngô Thanh Vân, Mỹ Tâm và Lệ Quyên công bố chuyện tình cảm với người tình nhỏ tuổi hơn, các từ khóa ‘cặp chị em’, ‘yêu trai trẻ’, ‘mỹ nam kém tuổi’, thậm chí ‘máy bay’, ‘phi công’ một lần nữa trở nên thịnh hành.Cougar, giống với "máy bay bà già", thường vấp phải nhiều tranh cãi vì tính miệt thị và khả năng làm tăng bất bình đẳng giới. Thuật ngữ này được gắn với những người phụ nữ tuyệt vọng trong tình yêu, tìm đến đàn ông chỉ để “vui chơi qua đường”.Phần đông tin rằng cougar, vì nguồn gốc lịch sử không sạch sẽ, mang đậm màu sắc phân biệt giới và nên tránh sử dụng trong đa số các trường hợp. Số ít lại hiểu cougar theo hướng thúc đẩy bình đẳng giới, khi họ là những người phụ nữ quyến rũ, độc lập tài chính và có nhiều cơ hội để tự do lựa chọn bạn đời giống như đàn ông.
Xu Hướng Cuộc Sống
February 23, 2021 10:32 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Crammer - Muốn đạt điểm cao, phải lao vào lò luyện
Mô hình học phổ biến trong các lò luyện thi là giáo viên giảng và giao bài, còn học sinh nghe chép, “cày” đề thi. Đặc biệt với các lớp gần chục đến trăm người, chuyện giơ tay phản biện hay đặt câu hỏi gần như là không thể. Vì vậy, các bài học ở đây hầu như thiên về việc luyện chiến lược và bí quyết đạt điểm cao hơn là trau dồi kiến thức và truyền cảm hứng.Tuy lò luyện thi gây tranh cãi về cách học một chiều, khuôn mẫu nhưng nó vẫn là một phần quen thuộc của nhiều đời học sinh. Sự ăn sâu này có thể xuất phát từ ba nguyên nhân chính:Áp lực vào đại học để đổi đờiỞ hầu hết các nước Á Đông, nền giáo dục khoa bảng đã phát triển cùng với văn hóa, lịch sử. Từ thời Hậu Lê ở Việt Nam, các kỳ thi hương, thi hội và thi đình đã được tổ chức quy củ nhằm chọn ra người tài phụng sự đất nước. “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi này thường được xã hội tôn vinh, người thân nở mày nở mặt.Ngày nay nhiều người vẫn quan niệm để làm to thì cần học cao. Tấm bằng đại học dần trở thành tấm vé duy nhất để đổi đời. Nhiều gia đình không ngại chi nhiều tiền bạc và thời gian cho con em học thêm để đỗ vào các trường chuyên, lớp chọn hoặc đại học top đầu.Hiện nay đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Dù vậy, hiện tượng phân biệt bằng cấp vẫn xảy ra phổ biến trong đời sống. Theo một khảo sát của Đại học Harvard, khoảng 61% nhà tuyển dụng đã từ chối những ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm chỉ vì họ không có bằng đại học.Ở Hàn Quốc thậm chí có câu nói nổi tiếng “Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể mơ tới việc trở thành một phần của S.K.Y (tên gọi tắt của 3 trường đại học hàng đầu nước này). Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể đỗ vào các trường khác. Còn ngủ 5 tiếng hoặc hơn, thì hãy quên ngay ý định bước chân vào cánh cổng đại học”.Học trên trường là chưa đủTrong đề thi tốt nghiệp THPT, kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thường chiếm xấp xỉ một nửa dung lượng bài thi. Phần còn lại là kiến thức mở rộng, nâng cao và ứng dụng bên ngoài. Ngoài kỳ thi tốt nghiệp, nhiều học sinh còn phải tham gia các bài đánh giá năng lực và các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ.Trong khi đó, thời gian trên lớp quá ít ỏi để giáo viên dạy trọn vẹn và chi tiết nội dung học. Chưa kể, họ không thể bao quát hết một lớp đông đúc học sinh. Do đó, nếu học sinh không đi học ngoài thì sẽ khó đạt được điểm cao.Giáo viên cần thêm thu nhậpTheo nghiên cứu của Value Champion năm 2019, Việt Nam đứng cuối bảng ở hạng mục thu nhập của giáo viên trung học cơ sở-phổ thông. Lương giáo viên chỉ đạt trung bình gần 1800 USD/năm, tương đương 70% GDP bình quân đầu người cả nước.Dù đã có nhiều chính sách nâng mức lương tối thiểu của giáo viên, nó vẫn không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu trong thời buổi bão giá. Trong khi đó, việc dạy thêm có thể mang lại cho giáo viên nguồn thu từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi tháng. Ưu thế kiếm tiền sẽ càng lớn nếu họ giảng dạy các môn học có nhu cầu cao, liên quan đến thi cử. Thậm chí, nhiều thầy cô còn chọn “bao xô”, dạy nhiều môn học tích hợp vì kế sinh nhai.
Crammer là từ lóng của cram school, chỉ các “lò luyện thi” chuyên dạy nhồi nhét giúp học sinh nhanh chóng đạt mục tiêu điểm số. Đây là mô hình dạy thêm ngoài hệ thống trường phổ thông, thường phục vụ cho các kỳ thi chuyển cấp hoặc các chứng chỉ quốc tế như IELTS hay SAT. Cam kết đầu ra chắc ăn, giáo viên có tên tuổi cùng những bộ đề luyện “bách phát bách trúng” là những chiến lược giúp các lò luyện thu hút người học.Crammer tồn tại ở nhiều quốc gia, nhưng phổ biến nhất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Chỉ tính riêng tại Nhật Bản, có khoảng hơn 5000 lò luyện thi đang hoạt động. Ở Hàn Quốc, cứ 5 học sinh tiểu học thì có 4 em đi học thêm để nâng cao điểm số. Còn ở Trung Quốc, dạy thêm là một ngành công nghiệp trị giá hơn 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 675 tỷ đồng).Ở Việt Nam, tình trạng ngày học chính, tối học thêm cũng đã là chuyện như “cơm bữa”. Hiện nay thậm chí còn có các lò luyện trực tuyến với học phí từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.
Xu Hướng Cuộc Sống
September 19, 2022 10:22 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Cringe là gì mà gây nhiều khó chịu?
Cringe là cảm giác rùng mình khi thấy một thứ gây khó chịu hay ghê tởm trước một sự vật, sự việc (Từ điển Merriam Webster). Từ này còn mang một nghĩa khác là co rúm người lại - đây cũng là phản ứng thường thấy của cơ thể khi thấy điều gì phản cảm.
Cringe bắt đầu trở nên phổ biến nhờ cộng đồng Reddit. Vào năm 2009, một trang riêng tên r/Cringe đã được lập ra. Mọi người bắt đầu chia sẻ những video và hình ảnh khiến họ mang cảm giác cringe.Lượng search của từ này tăng vọt vào khoảng năm 2013. Trùng hợp là trước đó 1 năm, emoji grimace cũng được ra đời. Emoji này được cho là gây ra những hiểu lầm cũng như những cuộc hội thoại mang tính khó xử (awkward).Cringe bùng nổ mạnh trong kỷ nguyên của mạng xã hội. Đi kèm với từ cringe là một ‘hệ sinh thái' những từ có cùng chủ đề khác bao gồm: cringy/cringey, cringeworthy (đáng xấu hổ), cringe culture (văn hóa cringe), cringe comedy…TikTok là một trong những nền tảng ưa thích của Gen Z và cũng là ngôi nhà sản sinh ra “nội dung” gây rùng hết cả mình! Từ việc khoe tài sản hay dance challenge cũng được nằm trong danh sách này. Rất nhiều video tổng hợp những khoảnh khắc này cũng xuất hiện trên YouTube.Nhận thấy rõ sức hút của cringe, rất nhiều TikToker và YouTuber đã tập trung vào sản xuất nội dung với một mục đích: làm người xem khó chịu. Phản ứng của người xem trước những video này tương tự với cái cách mà thể loại phim “so bad it's good" ra đời.Tại Việt Nam, thể loại content này cũng xuất hiện nhiều. Những video nổi bật có thể kể tới Trần Đức Bo, Gái Nhật á,.. trở nên viral vì tính gây hài tới mức khó chịu. Mặc cho khái niệm cringe không tồn tại trong tiếng Việt tuy nhiên có thể thấy vẫn có những điểm tương đồng trong xu hướng của giới trẻ, từ Tây sang ta.
Xu Hướng Cuộc Sống
April 30, 2021 3:21 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Crypto winter - Đừng "chết cóng" trong đà giảm của tiền mã hóa
Trong những tháng gần đây, thuật ngữ crypto winter đang xuất hiện nhiều trên truyền thông phương Tây bởi những biến động xấu của thị trường tiền mã hóa. Hiện tượng có tác động lớn nhất có thể kể tới sự lao dốc của Bitcoin và Ethereum, hai đơn vị tiền đi đầu trong ngành công nghiệp tiền điện tử.Trong năm 2022, Bitcoin đã hạ dần đều để rồi chạm mức đáy thấp nhất kể từ tháng 01/2021. Ethereum và một số coin chủ lực khác như Cardano và Polygon đều mất khoảng 60% giá trị khi so sánh với cùng thời điểm năm ngoái.Bên cạnh đó, sự sụp đổ của TerraUSD và đồng Luna đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ thị trường. Điều này đã khiến cho không chỉ các nhà đầu tư, mà cả các sàn giao dịch và những công ty lớn lao đao.Hiện tượng này cộng hưởng với đà giảm của các đồng tiền ổn định (stablecoin) khiến cho hai ông lớn Celcius và Gemini tuyên bố ngừng mọi giao dịch. Không dừng lại ở đó, Gemini còn quyết định cắt giảm 10% nhân viên để giảm ngân sách.Trong quá khứ, thị trường tiền mã hóa đã chứng kiến một số “mùa đông crypto,” trong đó nổi bật nhất là “mùa đông 2014.” Trong “đợt lạnh” ấy, Bitcoin đã mất gần 84% giá trị của mình, từ $1137 vào cuối năm 2013 xuống còn $183 trong 2014, trước khi tiếp tục tăng mạnh vào 2015.“Mùa đông crypto” thứ hai diễn ra từ tháng 01/2018 tới tháng 12/2020, trong đó Bitcoin mất hơn một nửa giá trị trên thị trường và kéo theo đà giảm của các đồng khác.Crypto winter khắc nghiệt là vậy, nhưng một số ý kiến cho rằng hiện tượng này có những lợi ích của nó. Theo đó, “mùa đông crypto” sẽ đóng băng thị trường và thanh lọc các startup hay các nhà đầu tư nhỏ lẻ với nguồn lực thấp và khả năng đầu tư yếu.Sau những “mùa đông” ấy, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin về một “mùa xuân” mà trong đó các đơn vị đầu tư tiền mã hóa đã trưởng thành và chín chắn hơn với những sản phẩm tiền tệ hoàn thiện hơn.
Thuật ngữ “crypto winter” thể hiện một giai đoạn xảy ra nhiều biến động tiêu cực và khó lường trên thị trường tiền kỹ thuật số. Những biến động ấy có thể là sự trồi sụt không kiểm soát của Bitcoin, sự sụp đổ của các đồng tiền kỹ thuật số, những vụ lừa đảo, hay vấn đề minh bạch tài chính và kiểm soát dòng tiền của các sàn giao dịch tiền điện tử.
Xu Hướng Kinh Doanh
June 17, 2022 4:21 AM (UTC)
May 27, 2023 3:42 PM
Cuffing season - Bước qua mùa cô đơn
Cuffing season /k^fɪŋ siːzən/ (danh từ) chỉ thời điểm hội độc thân tìm người yêu để vượt qua mùa đông dài lạnh lẽo. Cuff có nghĩa đen là chiếc còng tay, vì thế cuffing season còn ngụ ý việc ai đó bị ràng buộc bởi một mối quan hệ tình cảm.“Mùa còng tay” thường diễn ra vào khoảng sau Halloween (01/11) đến sau ngày Valentines (15/02) - lúc thời tiết đã trở nên ấm áp hơn.
Năm 2013, cuffing season trở thành tựa đề bài hát của rapper Fabolous và bắt đầu thu hút sự chú ý của công chúng. Về sau, các trang mạng như HelloGiggles và HuffPost cũng tập trung “lăng xê” thuật ngữ này. Ngày nay, không khó bắt gặp meme về cuffing season trên Twitter mỗi khi mùa đông tràn về.Theo nhà tâm lý học xã hội Justin Lehmiller, các thống kê trên Facebook cho thấy số người thay đổi trạng thái sang “hẹn hò” trong cuffing season nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.Các nghiên cứu chỉ ra nồng độ testosterone ở nam giới dao động theo mùa và đạt đỉnh điểm vào mùa đông. Bên cạnh đó, hàm lượng serotonin (hormone điều hoà tâm trạng) trong cơ thể cũng thấp hơn vào thời gian này, khiến mọi người cảm thấy buồn bã và cô đơn hơn. Các yếu tố này có thể cộng hưởng và dẫn tới nhu cầu tình cảm và ham muốn sự thân mật.Ngoài yếu tố sinh học, cuffing season cũng có thể được hình thành bởi áp lực xã hội. Trong suốt cuffing season, sẽ có nhiều dịp lễ quan trọng mà gia đình, bạn bè họp mặt như Giáng sinh, Giao thừa. Tại những buổi tụ tập như vậy, sẽ khó có thể tránh được những lúc bạn bị “tra hỏi” về tình trạng quan hệ (Có người yêu hay chưa?).Không chỉ vậy, vào các dịp này, thông điệp về tình yêu cũng xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội, quảng cáo. Điều đó khiến ta nghĩ rằng mình cũng thực sự cần một tình yêu để “bước qua mùa cô đơn”.Các mối quan hệ trong cuffing season thường được cho là ngắn hạn và kết thúc khi thời tiết bắt đầu ấm dần lên. Điều này nghĩa là một số người thường tìm tình yêu vào mùa lạnh chỉ vì sợ cảm giác cô đơn. Vì thế trước khi nhập cuộc cuffing season, hãy cân nhắc xem bạn thật sự muốn gì. Hãy tự hỏi bản thân liệu một mối tình qua đường có giúp bạn lấp đầy sự trống trải trong lòng hay không.
Xu Hướng Cuộc Sống
November 19, 2021 4:33 AM (UTC)
May 27, 2023 3:41 PM
Load more
Count270
Unique16
Bóc term Card view